TS Nguyễn Tiến Dũng, Phó hiệu trưởng trường ĐH Hà Nội cho biết điểm mới so với năm 2021 là ở phương thức xét tuyển kết hợp.
Ảnh: HANU |
Theo đó, trường dành 15% chỉ tiêu xét chọn các thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP HCM và kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội. Điều này mở ra nhiều cơ hội hơn cho thí sinh nếu tham gia các kỳ thi riêng do ba trường tổ chức, bên cạnh thi tốt nghiệp THPT.
Cụ thể các phương thức xét tuyển như sau:
Phương thức 1. Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT (5% chỉ tiêu).
Phương thức 2. Xét tuyển kết hợp theo quy định của nhà trường (45% chỉ tiêu).
Bao gồm 9 nhóm đối tượng:
Học sinh thuộc lớp chuyên, lớp song ngữ tại các trường THPT chuyên, THPT trọng điểm.
Học sinh tại các trường THPT trên cả nước có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.
Thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực của các bài thi quốc tế như ACT, SAT, A-Level.
Thí sinh là thành viên đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi Học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trở lên.
Thí sinh tham gia cuộc thi tháng của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức.
Thí sinh tham gia thi Đánh giá năng lực do trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức hoặc đánh giá tư duy do trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức (15% chỉ tiêu)
Phương thức 3. Xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 (tối thiểu 50% chỉ tiêu)
Trường Đại học Hà Nội hiện đang đào tạo 25 ngành cử nhân trong đó có 13 ngành ngôn ngữ truyền thống, 12 mã ngành đào tạo bằng tiếng Anh như Công nghệ thông tin, Truyền thông đa phương tiện, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng...