số 30/4

Từ cuộc gặp chủ động với tướng Nguyễn Cao Kỳ

0:00 / 0:00
0:00
Vợ chồng cựu Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ tại cuộc gặp với ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Chủ tịch T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Vợ chồng cựu Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ tại cuộc gặp với ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Chủ tịch T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
TP - Gần 20 năm kể từ lần gặp mặt đầu tiên và chủ động mời tướng Nguyễn Cao Kỳ, Phó Tổng thống của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) về thăm quê hương, cho tới giờ, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Đình Bin, giờ gần 80 tuổi, vẫn nhớ như in thời điểm ấy, ngày mà nút thắt cho công cuộc đại đoàn kết dân tộc được mở ra.

Khoảng năm 2000, khi bắt đầu đảm nhận chức Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Thứ trưởng Nguyễn Đình Bin bắt đầu tìm hiểu về công tác cộng đồng để thực hiện một nghị quyết về công tác này, đó là nghị quyết 08, năm 1993, nhưng đóng dấu “mật”. Điều này có nghĩa là 7 năm trôi qua, không chỉ kiều bào, mà nhiều người làm công tác Việt kiều tiếp cận hạn chế về chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Thứ trưởng Bin cho rằng, phải thúc đẩy công việc nhạy cảm và gian nan này.

Thứ trưởng Nguyễn Đình Bin cho rằng: “Chúng ta đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ năm 1995, Hiệp định thương mại song phương được ký năm 2000, đã bình thường hóa và thiết lập quan hệ bạn bè và đối tác tin cậy với tất cả các nước đã từng đô hộ và xâm lược ta. Vậy, đối với những đồng bào ở phía bên kia chiến tuyến, xét cho cùng cũng là nạn nhân của sự xâm lược ngoại bang, tại sao chúng ta không hòa giải được?”.

Từ cuộc gặp chủ động với tướng Nguyễn Cao Kỳ ảnh 1

Ông Nguyễn Cao Kỳ tại cuộc họp báo trong lần về thăm quê hương đầu tiên năm 2004

Chính vì thế, ông hình thành nên ý tưởng kiến nghị Bộ Chính trị ra đời một nghị quyết mới và công khai về công tác đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Được sự chấp thuận của các lãnh đạo, ông chỉ đạo xây dựng “Đề án tăng cường công tác vận động cộng đồng”, trong đó kiến nghị 8 giải pháp tổng thể.

Tháng 6/2003, ông kiến nghị cử một đoàn liên ngành đầu tiên của Việt Nam đi thăm và tiếp xúc với cộng đồng người Việt tại Canada và Mỹ trên tinh thần chủ động, thẳng thắn, cởi mở. Ông chủ động đề xuất gặp gỡ cựu Quốc trưởng VNCH Nguyễn Khánh, cựu Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ. Ông cho cơ quan đại diện Việt Nam tại Mỹ thăm dò, Nguyễn Khánh từ chối, còn Nguyễn cao Kỳ nhận lời.

Cho đến nay, ít ai biết rằng, nghị quyết 36 ra đời là những nỗ lực không mệt mỏi của nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Đình Bin.Ông là người đề xuất, chủ trì xây dựng đề án, và kiên nhẫn tìm ra các cơ hội để đề án được lãnh đạo chấp thuận.

Từ cuộc gặp chủ động với tướng Nguyễn Cao Kỳ ảnh 2

“Đối với những đồng bào ở phía bên kia chiến tuyến, xét cho cùng cũng là nạn nhân của sự xâm lược ngoại bang, tại sao chúng ta không hòa giải được?”

Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Đình Bin

Chủ động gặp “phần tử chống đối”

Về cuộc gặp gỡ với cựu Phó Tổng thống VHCH Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Thứ trưởng Nguyễn Đình Bin nhớ lại: “Lúc đó, tôi xác định là cứ gặp thôi, tùy cơ ứng biến. Tôi biết vợ chồng ông Nguyễn Cao Kỳ chơi golf rất giỏi, nên mình cứ theo phong cách ngoại giao ASEAN, gặp nhau lần đầu tiên trên sân golf là thích hợp nhất. Tôi điện cho Tổng lãnh sự nước ta ở San Francisco Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất mời vợ chồng ông Nguyễn Cao Kỳ chơi golf với tôi và Tổng Lãnh sự. Ông Kỳ đồng ý luôn.”

Trong cuộc chơi golf đó, ông Bin đã chủ động thể hiện thiện chí, sẵn sàng trao đổi cởi mở, thẳng thắn và điều quan trọng nhất phải nói cho Nguyễn Cao Kỳ hiểu đường lối chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam hiện nay đã thay đổi như thế nào, nhất là với kiều bào, trong đó có cá nhân ông ta.

Sau hơn 4 giờ dạo trên sân golf, ông Bin và Nguyễn Cao Kỳ đã trao đổi với nhau rất cởi mở, thẳng thắn.

Kết thúc cuộc chơi golf, ông Bin mời vợ chồng Nguyễn Cao Kỳ ăn trưa. Cuối bữa ăn, ông Bin bày tỏ cảm tưởng của mình và nói: “Với tư cách Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, tôi chính thức mời anh chị về thăm quê hương đất nước”.

Ông Nguyễn Cao Kỳ tỏ vẻ ngỡ ngàng và bày tỏ sự xúc động, nghẹn ngào nói lời cảm ơn. Ông Nguyễn Cao Kỳ cũng đã bày tỏ nguyện vọng muốn được Nhà nước cho phép đưa một đoàn doanh nhân về làm ăn, hợp tác với đất nước như một cử chỉ hòa giải.

Khoảng 6 tháng sau, khi ông Bin thôi làm việc ở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và làm đại sứ Việt Nam tại Pháp thì ông hay tin Nguyễn Cao Kỳ về thăm quê hương và cũng vài tháng sau đó, Nghị quyết 36 được chính thức ban hành.

Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị là bước cụ thể hóa và triển khai Nghị quyết 7 của Trung ương Đảng (khóa X) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc đối với hơn 4 triệu đồng bào ta đang sinh sống ở nước ngoài, một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Một văn kiện có ý nghĩa lịch sử, có giá trị cơ bản, to lớn, toàn diện và lâu dài. Nghị quyết 36 được ban hành vào ngày 26/3/2004.

Tác động lớn

Việc một cựu Phó Tổng thống, một tướng nổi tiếng, dày dạn trong chiến tranh của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trở về thăm đất nước, có những đánh giá khách quan, đã tác động mạnh mẽ tới cộng đồng ta ở nước ngoài, nhất là tới các cựu tướng lĩnh, sĩ quan, nhân vật lớn, những người còn mang nặng mặc cảm, thù hận.

Tại cuộc họp báo ngày 15/1/2004 tại TP HCM sau khi trở về Việt Nam sau gần 30 năm xa xứ, Nguyễn Cao Kỳ nói: “ Tôi thật sự muốn về ở hẳn Việt Nam. Mọi người Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, hãy cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh, trở thành con rồng của châu Á... Đại đoàn kết dân tộc là chính sách đúng đắn của chính phủ Việt Nam, trong đó xem kiều bào ở nước ngoài là một bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam”.

Ông Nguyễn Cao Kỳ cũng thú nhận là trước chuyến trở về Việt Nam của ông, mặc dù cũng có sự chống đối trong cộng đồng người Việt tại Mỹ, nhưng ông không bận tâm vì khi tâm của ông hướng về dân tộc, đất nước, ông cứ lên đường trở về, bất chấp những sự phản đối, chống đối của nhóm thiểu số.

MỚI - NÓNG
Chuối Việt Nam 'nhảy vọt’ ở Trung Quốc
Chuối Việt Nam 'nhảy vọt’ ở Trung Quốc
TPO - Xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2024 đạt hơn 7,2 tỷ USD - con số kỷ lục từ trước tới nay. Trong đó nhiều mặt hàng trái cây tăng trưởng 20-40%, đặc biệt chuối tươi chiếm tới 42% thị phần và vượt qua cả Philipine, Ecuado tại thị trường Trung Quốc.