Phòng chống bệnh sau lũ

Cần khơi thông cống rãnh, san lấp vũng nước đọng... để ấu trùng muỗi không có cơ hội phát triển. Ảnh: T.H
Cần khơi thông cống rãnh, san lấp vũng nước đọng... để ấu trùng muỗi không có cơ hội phát triển. Ảnh: T.H
TP - Sau lũ lụt, bệnh ngoài da, tiêu chảy, sốt xuất huyết... có nguy cơ gia tăng. Tuy nhiên, cách phòng chống khá đơn giản.

> Nhiều vùng còn bị cô lập do mưa lũ

Cần khơi thông cống rãnh, san lấp vũng nước đọng... để ấu trùng muỗi không có cơ hội phát triển. Ảnh: T.H
Cần khơi thông cống rãnh, san lấp vũng nước đọng... để ấu trùng muỗi không có cơ hội phát triển. Ảnh: T.H.
 

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Quang, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội, cho biết, tại các vùng mưa lũ, do điều kiện vệ sinh kém, nhiều người dân ăn uống thiếu chất, dọn dẹp vệ sinh sau lũ dễ bị tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây trốc lở, viêm nang lông, viêm kẽ, tiêu sừng lõm lòng bàn chân...

Khi bị một trong những bệnh này, cần phải lau rửa bằng cồn sát khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn betadin. Bôi thuốc sát khuẩn xanh methylen, castellani. Khi thương tổn đã khô, chuyển sang bôi thuốc mỡ kháng sinh như tetraxyclin, foban, bocidate, fucidin. Uống thuốc kháng sinh để bệnh nhanh khỏi và tránh những biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận.

Nếu điều kiện vệ sinh kém, ghẻ sinh sôi và lây truyền rất nhanh. Bác sĩ Quang cho biết, khi mắc bệnh này cần vệ sinh cá nhân và bôi một trong những loại thuốc sau: DEP, eurax, ascabiol. Điều trị cho cả nhà, những người có biểu hiện ngứa ghẻ. Tẩy quần áo, ga gối bằng cách luộc hoặc phơi nắng.

Bác sĩ Nguyễn Thành, Trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Da liễu T.Ư), nói rằng, thường gặp nhất trong và sau mưa lũ là bệnh nước ăn chân. Do chân tay ngâm trong nước nhiều, tế bào sừng chết và môi trường ẩm ướt làm cho nấm xâm nhập, phát triển.

Khi bị bệnh, cần hạn chế lội nước, lau chân khô trước khi đi giày dép và điều quan trọng là phải dùng thuốc chống nấm như: castellani, calcream, nizoral, dezor; rửa chân tay bằng xà phòng diệt nấm SAStid để tránh tái nhiễm.

Bác sĩ Cù Thị Minh Hiền, Phó khoa Khám bệnh (Bệnh viện Nhi T.Ư) cho biết, mùa mưa lũ, điều kiện vệ sinh không bảo đảm khiến con người giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh tiêu hóa. Do đó, cần chủ động chuẩn bị thuốc men, nước sạch, cũng như giữ vệ sinh. Nếu không có điều kiện dự trữ nước sạch thì cần chuẩn bị một số phèn chua (để làm trong nước) và thuốc sát khuẩn nước.

Trước nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết, các chuyên gia dịch tễ khuyến cáo người dân: Thường xuyên ngủ màn kể cả ban ngày, mặc quần áo dài tay khi lao động để phòng muỗi đốt, vệ sinh nhà ở sạch sẽ, thoáng mát; sắp xếp quần áo, chăn màn gọn gàng để muỗi không có nơi trú ẩn;

Vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, san lấp các hố, vũng nước đọng, thu gom, loại bỏ vật dụng phế thải có khả năng chứa nước, lật úp vật dụng chứa nước không dùng đến…

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.