Phi công F-35 giải thích lý do Nga, Trung khó bắn hạ máy bay

F-35, chương trình phát triển máy bay đắt đỏ nhất lịch sử hàng không. Ảnh: Lockheed Martin.
F-35, chương trình phát triển máy bay đắt đỏ nhất lịch sử hàng không. Ảnh: Lockheed Martin.
Phi công thử nghiệm F-35 kỳ cựu giải thích rằng radar cảnh báo sớm của Nga, Trung Quốc có thể phát hiện tiêm kích tàng hình nhưng rất khó để khóa mục tiêu và bắn hạ.

Không quân Mỹ vẫn là lực lượng duy nhất trên thế giới có máy bay tàng hình ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Năm 1991, họ sử dụng máy bay tàng hình F-117A ném bom Baghdad. Khi đó, thủ đô của Iragq là một trong những thành phố được bảo vệ tốt nhất thế giới, nhưng hệ thống phòng không Liên Xô chuyển giao cho Iraq hoàn toàn bất lực với F-117A.

Liên Xô và các nước khác lập tức tìm cách phát triển giải pháp công nghệ để đối phó với phi cơ tàng hình. Trong cuộc xung đột ở Serbia năm 1999, một chiếc F-117A đã bị bắn rơi và nó trở thành vấn đề nằm trong chương trình nghị sự của Không quân Mỹ.

Ngày nay, Nga và Trung Quốc đã xây dựng hệ thống radar cảnh báo sớm tần số cao, hoặc radar VHF tần số thấp bước sóng dài có thể phát hiện máy bay tàng hình hiện đại nhất của Mỹ như F-22 hoặc F-35 trong một số trường hợp.

Việc radar cảnh báo sớm của Nga, Trung Quốc có thể phát hiện máy bay tàng hình của Mỹ khiến nhiều người vội vã cho rằng công nghệ tàng hình đắt đỏ của Mỹ đã trở nên lỗi thời. Thiếu tá Thủy quân lục chiến về hưu Dan Flatley, giải thích với Business Insider lý do tại sao phi công lái máy bay đắt nhất lịch sử không cần phải lo lắng.

Flatley cựu phi công thử nghiệm F-35 nói: “Đối phương phải xây dựng một chuỗi các biện pháp để chống lại tiêm kích tàng hình, chứ không chỉ dựa vào một radar có thể phát hiện vật thể trên không. Radar VHF của Nga có thể phát hiện F-35, không có nghĩa là nó có thể theo dõi, khóa mục tiêu, dẫn đường và tiêu diệt chỉ bằng một quả tên lửa”.

Phi công F-35 giải thích lý do Nga, Trung khó bắn hạ máy bay ảnh 1

Phiên bản F-35B dùng cho Thủy quân lục chiến Mỹ. Ảnh: Lockheed Martin.

Cựu phi công F-35 cho biết thêm: “Chúng tôi không cố gắng ngăn chặn mọi khía cạnh của chuỗi đó mà chỉ cần tấn công vào một trong những liên kết trong chuỗi”.

Ví dụ, hệ thống tìm kiếm và theo dõi mục tiêu bằng hồng ngoại có thể phát hiện F-35 và cung cấp cho phi công đối phương biết F-35 ở đâu. Tuy nhiên nó không thể khóa mục tiêu và tấn công bằng tên lửa. Điều đó có nghĩa là các hệ thống trị giá hàng trăm triệu USD mà Nga, Trung Quốc phát triển chỉ có thể cung cấp một cái nhìn thoáng qua về F-35 mà rất khó để tấn công từ xa.

Flatley nói về chuỗi tiêu diệt mục tiêu của đối phương: “Tôi không cần chặn đứng mọi thứ cùng lúc, tôi chỉ cần làm cho bạn không thể hoàn thành những gì bạn đã đầu tư rất nhiều thời gian và tiền bạc để cố gắng bắn hạ tôi”.

Cựu phi công F-35 nhấn mạnh, đó là điều mà mọi người không hiểu, họ nghĩ rằng chúng tôi luôn vô hình với mọi thứ, đó không phải là điều mà chúng tôi hướng đến. F-35 là một khối kim loại lớn, nên một radar phát sóng đúng nơi, đúng thời điểm chắc chắn sẽ phát hiện ra nó nhưng bắn được thì cần có sự may mắn.

Hệ thống radar của đối phương phải quét toàn bộ bầu trời để tìm dấu vết F-35, đồng nghĩa với việc để lộ vị trí phát sóng. Chiếc F-35 được chế tạo để thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc, có nghĩa là nó vừa có thể đối phó với mối đe dọa từ máy bay đối phương vừa ném bom tiêu diệt vị trí radar trên mặt đất.

Cựu phi công thử nghiệm F-35 tin tưởng vào hiệu suất chiến đấu cao của tiêm kích tàng hình đắt nhất lịch sử. Người Nga có thể tự hào về việc phát hiện ra F-35 nhưng không đồng nghĩa với việc hệ thống chiến đấu của họ có thể bắn hạ máy bay, Flatley cho biết thêm.

Phi công về hưu tin rằng nước Mỹ sẽ không lãng phí khi đầu tư phát triển F-35, máy bay được chế tạo để xâm nhập khu vực không phận được bảo vệ tốt nhất và hoàn thành sứ mệnh.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG