Phí ATM & người nghèo

Phí ATM & người nghèo
TP - Ngày 28-12, thời điểm sắp bước sang năm mới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ký ban hành Thông tư 35 quy định về phí thẻ ATM nội địa. Theo đó, từ 1-3-2013, các ngân hàng sẽ bắt đầu thu phí giao dịch nội mạng bằng thẻ ATM.

> Rút tiền nội mạng chính thức bị thu phí
> Thua lỗ, nhà băng ‘đè đầu’ thượng đế?
> Vụ Phí ‘đè’ chủ thẻ ATM: Doanh nghiệp thừa nhận hưởng lợi

Với mức phí được quy định từ 0 - 1.000 đồng/giao dịch; từ 1-1-2014 – 31-12-2014 mức phí là 0 - 2.000 đồng/giao dịch; từ 1-1-2015 trở đi mức phí là 0 - 3.000 đồng/giao dịch. Rút tiền ngoại mạng có phí từ 0 - 3.000 đồng/giao dịch. Phí chuyển khoản từ 0 - 15.000 đồng/giao dịch.

Lần này, NHNN đã chia sẻ hơn với người nghèo, người chưa có thu nhập như sinh viên, học sinh, khi đưa ra quy định tổ chức phát hành thẻ cần có biện pháp phân loại khách hàng để có hình thức hỗ trợ phù hợp đối với sinh viên nghèo, người lao động có thu nhập thấp.

Nhưng xem ra, sự chia sẻ này chỉ cho “có vì”, bởi tuy là văn bản quy phạm pháp luật nhưng lại không có tính bắt buộc, mà chỉ như một lời khuyến cáo. Còn thực hiện thế nào vẫn… tùy ngân hàng.

Thực tế, mức phí trên với những người có thu nhập trung bình, cao không phải là nhiều, nhưng với những người thu nhập thuần tuý từ tiền lương, tiền công, thậm chí không có thu nhập như: công nhân, học sinh, sinh viên, giáo viên... thì khoản phí trên là không nhỏ.

Nhất là trong bối cảnh chi phí sinh hoạt ngày càng tăng. Chưa kể, những đối tượng này phần lớn không có nhu cầu phải dùng thẻ ATM, bởi tiền lương chuyển vào buổi sáng, buổi chiều họ đã phải đi tìm cây ATM rút, lấy tiền chi tiêu cho nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của gia đình.

Việc buộc phải dùng thẻ, chỉ vì chủ sử dụng lao động thấy có lợi cho họ, lại được ngân hàng tiếp thị làm miễn phí.

Mới đây, VTV phát phóng sự, ở huyện miền núi Bắc Trà My (Quảng Nam), những giáo viên ở những xã miền núi mới được trả tiền lương qua tài khoản ATM, mỗi lần đi rút lương họ phải mất cả ngày đường về trung tâm huyện rút tiền.

Chiếc thẻ ATM gây rắc rối cho những giáo viên vùng sâu nơi đây, nhưng họ vẫn phải dùng nó, vì cơ quan bắt phải dùng.

Pháp luật sinh ra, ngoài việc thiết lập và duy trì trật tự xã hội, còn là để bảo vệ những người yếm thế. Bởi thế, NHNN nên tính tới chuyện hỗ trợ hẳn cho dân nghèo phí ATM.

Có vậy, chủ trương lớn của Chính phủ khuyến khích người dân không thực hiện thanh toán bằng tiền mặt trên thị trường mới sớm thành hiện thực.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Các nhà hảo tâm cùng báo Tiền Phong tri ân thầy cô giáo vùng lũ Yên Bái
Các nhà hảo tâm cùng báo Tiền Phong tri ân thầy cô giáo vùng lũ Yên Bái
TPO - Nhằm động viên, hỗ trợ cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, các thầy cô giáo và các trường học bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Công ty TNHH Wonder Union cùng báo Tiền Phong đã trao nhiều phần quà giá trị cho các học sinh, giáo viên công tác tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở Minh Bảo, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái.
'Xơ xác' di tích Lầu ông Hoàng ở Phan Thiết
'Xơ xác' di tích Lầu ông Hoàng ở Phan Thiết
TPO - Lầu ông Hoàng là một di tích tham quan nổi tiếng tọa lạc trên ngọn đồi tuyệt đẹp ở phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Mặc dù đã được tỉnh Bình Thuận phê duyệt chủ trương đầu tư hàng chục tỷ đồng, nhưng đến nay Lầu ông Hoàng có nhiều hạng mục bị xuống cấp, chưa được nâng cấp và trùng tu đúng mức.