Chiếc mặt nạ này được làm từ những trang của cuốn kinh Phúc âm của Mark, một cuốn kinh thánh được viết trong thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên.
Theo các chuyên gia, so với các sách Phúc âm cổ nhất còn được lưu giữ đến ngày nay, bản kinh Phúc âm này có niên đại hơn 1 thế kỷ.
Phần nội dung của cuốn kinh sẽ thu được nhờ một kỹ thuật đặc biệt giúp tách các mảng keo dán trên mặt nạ ra mà không làm ảnh hưởng đến các nét mực. Song, việc phục hồi cuốn kinh thánh này cũng đồng nghĩa với việc phải phá hủy chiếc mặt nạ.
Craig Evans, một giáo sư thuộc nhóm nghiên cứu kinh Tân ước cho biết đây là một phần của công tác phục hồi những văn bản cổ xưa từ thế kỷ thứ nhất, thứ hai và thứ ba được dùng làm mặt nạ cho các xác ướp.
Trong khi nhiều học giả chỉ trích việc phục chế này, giáo sư Evans lại cho rằng chiếc mặt nạ nói trên không đủ tiêu chuẩn để trở thành một mẫu vật trưng bày trong bảo tàng, nhưng lại ẩn chứa những dòng ký tự đáng chú ý.
Cùng với việc nghiên cứu các văn bản khác được dùng để làm chiếc mặt nạ, các nhà khoa học còn xác định niên đại của các trang kinh Phúc âm bằng cách xác định niên đại các bon và nét chữ. Họ tin rằng cuốn sách được viết trước năm 90 sau Công nguyên.
Tuy nhiên, khi toàn bộ phần chữ viết được khôi phục lại, họ sẽ thu được nhiều thông tin hơn.
Các nhà nghiên cứu tin rằng những mảnh giấy này sẽ cho biết liệu kinh phúc âm của Mark có thay đổi gì trong hàng thế kỷ qua hay không.
Giáo sư Evans rất hứng thú khi tìm hiểu những cuốn kinh làm từ giấy papyrus đã được sử dụng bao lâu trước khi được dùng làm mặt nạ, vì điều này sẽ hé lộ cách các bản kinh thánh được sao chép lại.
“Chúng tôi có mọi lý do để tin rằng những bản chép tay đầu tiên và các bản sao của chúng có thể đã tồn tại trong khoảng 100 năm, hoặc thậm chí tới 200 năm,” giáo sư giải thích.