Strychnos electri là loài cây bụi, dây leo nhiệt đới nổi tiếng, sản xuất chất độc strychnine gây chết người.
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã đặt tên nó theo tiếng Hy Lạp là hổ phách ( "Elektron") - loại nhựa thông hóa thạch của cây đã bị tuyệt chủng từ lâu.
Phát hiện nghiên cứu này đã xuất hiện trên tạp chí “Nature Plants”.
Chúng là một trong số 500 loài hóa thạch được giáo sư George Poinar của trường Đại học, bang Oregon thu thập trên một chuyến đi năm 1986.
Giáo sư Poinar là một nhà nghiên cứu sâu bọ nổi tiếng và hầu hết các mẫu vật đều là côn trùng. Những bông hoa đó còn rất trọn vẹn - không giống như hầu hết các hóa thạch thực vật khác được tìm thấy trong hổ phách, thường chỉ là những mảnh vỡ.
Trong năm 2015, ông đã gửi các bức ảnh có độ phân giải cao đến Giáo sư Lena Struwe tại trường Đại học Rutgers.
"Những bông hoa trông giống như vừa rơi từ trên cây," Giáo sư Poinar cho biết. "Tôi nghĩ rằng chúng có thể là Strychnos, và tôi đã gửi chúng đến giáo sư Lena vì tôi biết giáo sư Lena là một chuyên gia trong lĩnh vực này."
Những bông hoa thụ phấn ở giai đoạn cuối.
Giáo sư Struwe thiết lập so sánh cấu trúc vật lý của những bông hoa từ 200 loài Strychnos, bao gồm bộ sưu tập của nhiều viện bảo tàng và các mẫu cây.
"Để xác định loài Strychnos thì dựa vào hình thái của hoa, và đó là những gì chúng tôi may mắn có trong hóa thạch này," Giáo sư Struwe nói.
"Tôi nhìn vào từng mẫu của loài New World, chụp ảnh và đo nó, sau đó so sánh nó với các bức ảnh George đã gửi cho tôi. Tôi tự hỏi, 'Làm thế nào để quan sát được các sợi lông trên cánh hoa?'
"Loài Strychnos gần như bao gồm tất cả các chất độc hại " Giáo sư Poinar nói.
"Mỗi loài thực vật đều có chứa chất hóa học Ancaloit riêng của mình với các hiệu ứng khác nhau. Một số sẽ độc hại hơn những loài khác, và có thể những chất độc đó sẽ giúp chống lại động vật ăn cỏ."
Ancaloit, strychnine, là những chất độc có thể dùng làm chất độc diệt chuột - là một trong những vũ khí giết người Norman Bates trong bộ phim của Alfred Hitchcock Psycho.