> Cảnh giác H7N9 lây qua biên giới
> Bốn người nhiễm H7N9 ở Trung Quốc
Thay vào đó, nó có thể xuất phát từ động vật có vú mà hiềm nghi lớn nhất là lợn. Trước đó, ngày 1/4, giới chức Trung Quốc loan báo không tìm thấy virus H7N9 sau khi xét nghiệm 34 mẫu lợn chết.
Hiềm nghi xuất phát từ hai đầu mối. Thứ nhất là kết quả giải trình tự gene virus H7N9 trích từ ba bệnh nhân nặng đầu tiên ở Trung Quốc (TQ). Đọc bản đồ giải trình tự gene, chuyên gia quốc tế, trong đó có chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phát hiện nhiều dấu hiệu cho thấy virus khó có khả năng xuất phát từ gà. Thay vào đó là nhiều dấu hiệu bộc lộ khả năng chúng sống trên vật chủ là lợn.
Thứ hai, hai người tử vong đều đến từ Thượng Hải. Thời gian qua, thành phố 23 triệu dân này hứng chịu một đợt ô nhiễm gây rúng động cả nước Trung Hoa. Trên sông Hoàng Phố vốn cung cấp 1/5 lượng nước cho Thượng Hải, người ta phát hiện 3.000 xác lợn chết. Có nguồn tin đưa số lợn chết gấp năm lần như thế. Nguyên nhân chính xác khiến lợn chết hàng loạt đến giờ vẫn chưa sáng tỏ mặc dù đã tạm xác định là có một loài virus mang tên circovirus.
Không chỉ sông Hoàng Phố, năm ngoái, một thứ trưởng Bộ Tài nguyên Nước của TQ thừa nhận 20% số sông ở nước này “quá độc hại nếu tiếp xúc phải” trong khi 40% con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Cũng không chỉ ở TQ, ô nhiễm các dòng sông ở Việt Nam và ném lợn chết xuống ao hồ ở một số địa phương là chuyện muốn giấu cũng chẳng được. Càng không thể giấu được tình trạng ngược đời là trong khi mức sống tăng thì chất lượng cuộc sống đi xuống. Môi trường xuống cấp chủ yếu do sự vô trách nhiệm của chính con người. Ở Hà Nội, nơi được cho là có tỷ lệ học vấn cao nhất nước, hầu như không khó gì để phát hiện xác một con chuột cống to đùng bị cán nát bét trên đường phố.
Các biện pháp phòng dịch từ biên giới sẽ trở nên vô nghĩa một khi cơ chế xuất hiện dịch bệnh mới được xác định là do môi trường sống xuống cấp, một khi mỗi người chưa biết sợ bẩn, nhất là những cái bẩn không nằm trong phạm vi nhà của mình.