Ông Trump bật đèn xanh để Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào Syria

Đoàn xe quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ di chuyển trên vùng đông bắc Syria trong tháng này, trong một chiến dịch tuần tra chung với lực lượng Mỹảnh: Getty Images
Đoàn xe quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ di chuyển trên vùng đông bắc Syria trong tháng này, trong một chiến dịch tuần tra chung với lực lượng Mỹảnh: Getty Images
TP - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ thăm Trung Quốc vào tháng tới. Mối bận tâm lớn nhất của nhà lãnh đạo tích cực nhất châu Âu hiện nay là hợp tác biến đổi khí hậu và quan hệ thương mại với nền kinh tế lớn nhất châu Á. 

Thổ Nhĩ Kỳ coi lực lượng người Kurd là những phần tử khủng bố nổi dậy và từ lâu đã tìm cách thuyết phục Mỹ chấm dứt ủng hộ nhóm này. Nhưng các tay súng người Kurd là thành viên của Các lực lượng dân chủ Syria (SDF) - đối tác đáng tin cậy nhất của Mỹ trong cuộc chiến nhằm tiêu diệt lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở khu vực chiến lược thuộc miền bắc Syria.

Giờ đây, quyết định của ông Trump đi ngược lại khuyến nghị của các quan chức hàng đầu của Lầu Năm góc và Bộ Ngoại giao vì họ vẫn muốn duy trì một lực lượng nhỏ ở đông bắc Syria để tiếp tục các chiến dịch chống IS, hoặc đóng vai trò đối trọng với Iran và Nga.

Các quan chức trong chính quyền Mỹ cho biết ông Trump đã nói chuyện trực tiếp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan về vấn đề này hôm 6/10, và lực lượng gồm 100-150 quân nhân Mỹ đang ở vùng đông bắc Syria có thể được rút về trước khi Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện bất kỳ chiến dịch nào, nhưng sẽ không rút hoàn toàn khỏi Syria.

Hôm qua, các nhân chứng ở Syria cho biết họ thấy lực lượng của Mỹ đang rút khỏi 2 vị trí ở đông bắc Syria, Reuters đưa tin.

“Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm thực hiện chiến dịch họ đã lên kế hoạch từ lâu vào đông bắc Syria”, Nhà Trắng nói trong một thông báo được đưa ra trưa 5/10. “Các lực lượng vũ trang Mỹ sẽ không ủng hộ hay tham gia chiến dịch đó, và các lực lượng Mỹ, sau khi đã đánh bại "Nhà nước Hồi giáo" của IS, sẽ không còn hiện diện ở khu vực đó”, thông báo nói.

Chưa rõ chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ diễn ra trên quy mô như thế nào, hay liệu quân Thổ Nhĩ Kỳ có xung đột với lực lượng người Kurd được Mỹ hậu thuẫn không. Nếu có, diễn biến đó có thể gây nguy hiểm cho những thành tựu chống khủng bố mà Mỹ đạt được trong cuộc chiến chống IS.

Tháng 12 năm ngoái, ông Trump thông báo sẽ rút hoàn toàn lực lượng của Mỹ khỏi Syria, nhưng sau đó ông phải đảo ngược quyết định vì vấp phải phản ứng từ Lầu Năm góc, các quan chức ngoại giao và tình báo cũng như những đồng minh quan trọng ở châu Âu và Trung Đông.

Người Kurd bị sốc

Ông Soner Cagaptay, giám đốc Chương trình nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ tại Viện chính sách Cận Đông ở Washington, nói với báo New York Times rằng chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào Syria mà không vấp phải sự phản đối của Mỹ sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ tạo nên vết cắt mới trên vùng lãnh thổ do người Kurd kiểm soát ở Syria. Điều đó sẽ tạo điều kiện để ông Erdogan đưa hàng trăm ngàn người Syria trở về và chứng minh tầm ảnh hưởng của mình lên chính sách Syria của ông Trump, báo New York Times dẫn lời ông Cagaptay.

Nhiều chuyên gia về Syria chỉ trích quyết định của Nhà Trắng và cảnh báo việc Mỹ bỏ rơi đồng minh người Kurd có thể khiến cuộc chiến suốt 8 năm qua ở Syria mở rộng và đẩy người Kurd kết thân với chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad để chống lại đội quân đông hơn và có vũ khí tốt hơn từ Thổ Nhĩ Kỳ.

“Cho phép Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào bắc Syria là một trong những bước đi gây bất ổn nhất chúng ta có thể làm ở Trung Đông”, Nghị sĩ Ruben Gallego, thành viên đảng Dân chủ và là một cựu lính thủy đánh bộ từng phục vụ trong chiến tranh Iraq, viết trên Twitter vào đêm 5/10. “Người Kurd sẽ không bao giờ tin Mỹ nữa. Họ sẽ tìm kiếm đồng minh mới hoặc tự bảo vệ mình”, ông Gallego viết tiếp.

Thông báo của Nhà Trắng gây sốc cho SDF, các quan chức người Kurd cho biết hôm qua. Trong một tuyên bố, SDF cảnh báo sự xâm phạm của Thổ Nhĩ Kỳ có thể gây nguy hiểm cho những tiến triển đạt được trong cuộc chiến chống IS. Họ cũng kêu gọi các lực lượng người Kurd “bảo vệ đất mẹ trước sự xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ”.

Từ đầu tháng 8, quân đội Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ bàn bạc hàng loạt biện pháp xây dựng lòng tin, bao gồm tuần tra chung trên không và trên bộ ở dải đất dài 75 dặm dọc biên giới. Các lực lượng người Kurd đã rút lui sau vài dặm và phá hủy thành trì ở khu vực đó.

Tốc độ của những hoạt động này không đủ nhanh đối với ông Erdogan. Tuần trước, ông bắt đầu gửi tín hiệu rằng ông sẽ thực hiện một chiến dịch lớn qua biên giới vào Syria.

MỚI - NÓNG