Nước nào sẽ là khách hàng đầu tiên mua hệ thống phòng không S-500 của Nga?

0:00 / 0:00
0:00
Một khẩu đội tên lửa S-500
Một khẩu đội tên lửa S-500
TPO - Hai khách hàng tiềm năng hàng đầu được cho là Trung Quốc và Algeria, mặc dù Ấn Độ, Belarus và thậm chí có thể cả Iran.

Sau nhiều lần trì hoãn, hệ thống phòng không tầm xa S-500 của Nga dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2021, và việc sản xuất theo loạt tên lửa cho hệ thống này bắt đầu từ tuần thứ hai của tháng 8.

Hệ thống S-500 được đánh giá cao nhờ một số tính năng tiên tiến bao gồm khả năng nhận biết tình huống rất cao, phạm vi hoạt động 600 km, khả năng đánh chặn các mục tiêu siêu vượt âm và không gian bao gồm vệ tinh và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), khả năng kết nối mạng với các hệ thống phòng không cũ hơn như S-400 để tối đa hóa nhận thức tình huống.

Alexander Mikheev, người đứng đầu công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Rosoboronexport của Nga, ngày 24/8 tuyên bố về khả năng xuất khẩu của hệ thống S-500: "Chúng tôi có kế hoạch giới thiệu hệ thống tên lửa phòng không S-500 trên thị trường toàn cầu vào năm 2030."

Trước đây, người ta không chắc liệu Nga có xuất khẩu S-500 hay không vì nó có thể được coi là một vũ khí chiến lược do tập trung vào phòng thủ tên lửa đạn đạo, chống lại các cuộc tấn công tầm xa liên lục địa. Với việc Mỹ đang phát triển máy bay không gian siêu vượt âm và một loạt vũ khí siêu vượt âm, S-500 có thể được coi là một tài sản quý giá của một số đối thủ tiềm năng của NATO.

Hai khách hàng tiềm năng hàng đầu được cho là Trung Quốc và Algeria, mặc dù Ấn Độ, Belarus và thậm chí có thể cả Iran. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng bày tỏ sự quan tâm đối với hệ thống này, mặc dù ý định của Ankara trong việc mua vũ khí cao cấp của Nga và bản chất sự quan tâm của họ đã nhiều lần bị nghi ngờ.

MỚI - NÓNG