NÓNG: Lockheed Martin bán 440 tiêm kích F-35 cho 11 quốc gia

Lính Mỹ trong khoang lái của chiếc Lockheed Martin F-35 Lightning II được chuyển đến Sân bay Le Bourget, gần Paris, ngày 18/6 để tham gia Paris Airshow. Ảnh: Reuters
Lính Mỹ trong khoang lái của chiếc Lockheed Martin F-35 Lightning II được chuyển đến Sân bay Le Bourget, gần Paris, ngày 18/6 để tham gia Paris Airshow. Ảnh: Reuters
TPO - Tập đoàn vũ khí hàng đầu thế giới Lockheed Martin (Mỹ) đang trong giai đoạn cuối đàm phán thỏa thuận trị giá hơn 37 tỷ USD để bán 440 tiêm kích F-35 cho nhóm gồm 11 quốc gia, bao gồm cả Bộ Quốc phòng Mỹ.

Thông tin trên được tiết lộ trên tờ Reuters (Anh) bởi 2 người giấu tên nắm rõ về các cuộc đàm phán.

Theo đó, hồi tuần trước, đại diện từ 11 quốc gia khách hàng đã gặp nhau tại trụ sở chính của Lockheed Martin ở Baltimore, Maryland (Mỹ), để thảo luận các điều khoản và đi tham quan một cơ sở của Northrop Grumman Corp (Maryland), công ty cung cấp thiết bị cho F-35.

Các nước này bao gồm Úc, Đan Mạch, Israel, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Anh và Mỹ.

Nguồn tin cho hay, thỏa thuận về máy bay chiến đấu F-35 bao gồm 3 đợt trong năm tài chính 2018-2020.

Cụ thể, biên bản ghi nhớ quá trình thương lượng giữa Lockheed và khách hàng chỉ rõ, vào năm 2018, số máy bay đặt mua 135 hoặc nhiều hơn chiếc và sẽ giao hàng vào năm 2020 với giá khoảng 88 triệu USD/chiếc.

Trong những năm tiếp theo, 2019 và 2020, số lượng máy bay giao dịch sẽ tăng lên đến 150 chiếc/năm. Giá trung bình vào năm 2019 có thể là 85 triệu USD/chiếc cho phiên bản F-35 “A” và có thể giảm dưới mức 80 triệu USD/chiếc vào năm 2020, theo nguồn tin.

Các giám đốc điều hành của Lockheed ước tính, một hợp đồng nhiều năm sẽ tiết kiệm được khoảng 2 tỷ USD cho các quốc gia khách hàng.

Nếu thành công, thỏa thuận này có thể đánh dấu mức giá thấp nhất từng được trả cho một chiếc F-35, trở thành bước quan trọng trong việc giảm tổng chi phí cho mỗi chiếc máy bay.

F-35 từng bị chỉ trích rộng rãi vì quá đắt, trong đó phải kể đến Tổng thống Mỹ Donald Trump và các quan chức Mỹ khác từng phàn nàn về hợp đồng mau bán đắt giá nhất của Lầu Năm Góc bởi sự chậm trễ và chi phí cao quá mức. Gần đây, một phần tư phi đội F-35 bị hoãn cất cánh vì phát hiện bất thường trong việc cung cấp oxy cho phi công.

Nếu đàm phán thành công, đây sẽ là hợp đồng lớn nhất cho máy bay phản lực F-35 tàng hình. Tiêm kích này sẽ được trưng bày tại sự kiện Triển lãm Hàng không Paris - Paris Airshow khai mạc trong tuần này.

Một đại diện của Lockheed tuyên bố, công ty này không cung cấp thông tin về các cuộc đàm phán hợp đồng, mà sẽ do chính phủ Mỹ công bố. Trong khi, đại diện bên khách hàng không đồng ý đưa ra bình luận nào.

NÓNG: Lockheed Martin bán 440 tiêm kích F-35 cho 11 quốc gia ảnh 2 Lockheed Martin F-35 Lightning II. Ảnh: Reuters

F-35 có 3 cầu hình: Mẫu A cho Không quân Mỹ và các đồng minh của Mỹ; mẫu B có thể xử lý các trường hợp cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng cho Thủy quân lục chiến và Hải quân Anh; và biến thể triển khai trên tàu sân bay F-35C.

Kinh doanh F-35 chiếm khoảng 37% tổng doanh thu của Lockheed. Trong quý I, doanh thu từ hoạt động hàng không của tập đoàn vũ khí hàng đầu thế giới này tăng 8% lên 4,1 tỷ USD, dẫn đầu là doanh số bán hàng của F-35.

Theo Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.