Những 'thủ phạm' bất ngờ gây táo bón cho trẻ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Để hạn chế bệnh lý này ở trẻ, các mẹ cần nắm rõ các nguyên nhân gây bệnh này.

Táo bón là tình trạng khá phổ biến ở trẻ từ 1 – 12 tháng tuổi và rất dễ phát hiện nhờ việc theo dõi tần suất đi tiêu của trẻ. Trẻ có thể bị táo bón nếu đi đại tiện dưới 2 lần/ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần/tuần với trẻ đang bú mẹ, dưới 2 lần/tuần đối với trẻ lớn.

Trong trường hợp thấy trẻ đi ngoài phân rắn, có khi thành viên như phân dê, trẻ phải rặn thì lúc đó mẹ nên nghĩ ngay đến việc trẻ đã bị táo bón. Táo bón nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, do đó để hạn chế bệnh lý này ở trẻ, các mẹ cần nắm rõ các tác nhân dưới đây.

1. Cố gắng “nhịn” đi vệ sinh

Theo các bác sĩ nhiều bé bị táo bón vì nín nhịn, không chịu đi, chỉ vì một số lý do có khi khá bất ngờ như bé trì hoãn đi tiêu nếu nơi đó khiến bé không cảm thấy thoải mái hoặc có khi vì bé “bận” và bỏ qua nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh. Hay chỉ đơn giản vì khi đi tiêu, bé có thể bị đau do rách hậu môn khiến bé quyết định nín luôn để tránh bị đau hơn.

Nếu cha mẹ bỏ quên thì bé sẽ dễ dàng bị táo bón. Nín nhịn đi tiêu khiến phân ở lâu trong cơ thể, lớn và khô cứng, khiến bé phải gắng sức hơn trong những lần sau, có khi gây rách hậu môn, chảy máu. Vì thế bé lại càng sợ đi tiêu và quyết định nín nhịn nhiều hơn khi có nhu cầu. Việc này vô cùng nguy hiểm, bởi nó không chỉ gây táo bón mà còn có thể tạo ra các bệnh lý khác cho trẻ.

2. Bắt ép trẻ đi đại tiện khi con không muốn

Để tạo lập thói quen tự giác đi vệ sinh cho trẻ, ngoài sự kiên nhẫn, cha mẹ còn phải am hiểu các giai đoạn phát triển của bé. Trẻ ở lứa tuổi nào cũng cần học cách biểu đạt các nhu cầu cơ bản. Tuy nhiên, nhiều mẹ thiết lập cả cho con một lịch trình giờ giấc đi tiêu cố định, ngay cả khi con không muốn nhưng mẹ vẫn cố ép. Chẳng hạn như, khi mẹ muốn đưa bé đi chơi và không muốn bé đi đại tiện ở ngoài, mẹ nhanh chóng thúc ép con "giải quyết" ngay tại nhà mà không cần biết bé có nhu cầu hay không.

Việc mẹ ép bé đi vệ sinh khi con không có nhu cầu dễ khiến bé nổiloạn. Bé sẽ có cảm giác sợ hãi và tìm cách phản kháng lại. Nếu hành động này của mẹ diến ra thường xuyên, bé sẽ sinh ra thói sợ đi vệ sinh và dễ dẫn đến bị táo bón.

3. Thay đổi chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ ăn uống cũng là một trong cácnguyên nhân khiến trẻ bị táo bón . Các mẹ cần biết:

- Có một số loại quả nếu mẹ cho bé ăn quá nhiều thì lại rất dễ gây táo bón ở trẻ như: chuối chín, táo. Ngoài ra, ngũ cốc, bánh mỳ, mỳ, khoai tây cũng góp phần gây táo bón nếu ăn quá nhiều.

- Nếu mẹ cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và khi bước sang giai đoạn ăn dặm bé cũng có thể bị táo bón. Bởi vì dạ dày của bé đã quen xử lý sữa mẹ dễ tiêu và lỏng, đếnkhi ăn dặm bé phải tập tiêu hóa những thức ăn phức tạp hơn nên cũng dễ bị táo bón.

- Bé ăn thiếu chất xơ hay tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa (phômai, sữa công thức, kem) cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón. Những loại thực phẩm này không chỉ khiến bé yêu mắc chứng táo bón mà còn tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch.

- Khi bé đổi từ bú mẹ sang bú bình hoặc đổi sữa công thức cũng rất dễ bị táo bón nếu mẹ chọn sữa không phù hợp. Với những trẻ đang trong thời kỳ uống sữa, do không uống đủ nước nên bé rất dễ bị táo bón.

- Cho trẻ ăn quá nhiều các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn). Bởiăn nhiều thịt đỏsẽ dẫn tới tình trạng bé bị táo bón do thiếu chất xơ hoặc có nguy cơ bị béo phì do thừa chất dinh dưỡng.

4.Thay đổi thói quen

Bất kỳ sự thay đổi nào trong thói quen hằng ngày cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Chẳng hạn như lối sống cũng như việc sinh hoạt tại một nơi hoàn toàn khác lạ với bé; thời tiết thay đổidu lịch; hay tâm trạng không tốt... cũng ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ thức ăn và chức năng ruột của bé. Điều này dễ nhận thấy khi có nhiều trẻ bị táo bón khi bắt đầu đi học, tiếp xúc với một môi trường mới.

Bên cạnh đó. các trẻ có thay đổi bất thường về sinh lý như: sốt gây mệt mỏi, ăn kém, nằm nhiều, mất nước..đều có thể làm giảm số lượng phân, hoặc gây nên sự tăng cô đặc của phân dẫn đến táo bón.

5. Đang sử dụng thuốc

Việc điều trị bằng thuốc men thường không gây ra chứng táo bón ở trẻ nhỏ (dù có thể gây táo bón cho người lớn) nhưng đôi khi một số loại siro ho có thể gây ra hiện tượng này. Ngoài ra, mẹ cần biết các loại thuốc như thuốc chống trẩm cảm, thuốc chống co giật, thuốc giảm đau gây nghiện (codein) cũng có thể gây táo bón.

6. Dị ứng sữa bò

Dị ứng với sữa bò thường được chẩn đoán trong hầu hết các trường hợp rối loạn đường ruột ở trẻ nhỏ. Với một số trẻ, nó có thể gây ra hiện tượng táo bón. Nếu ai đó trong gia đình từng hen suyễn hoặc chàm bội nhiễm thì cũng có thể nghĩ tới nguyên nhân dị ứng sữa.

7. Trong nhà có người mắc

Trẻ có bố mẹ bị táo bón cũng rất dễ bị lây nhiễm. Đây có thể do yếu tố di truyền hoặc do việc cùng sống trong một môi trường.

Theo Theo Khám phá
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.