Hồ Nyos: Hồ Nyos là một hồ nước được hình thành trên đỉnh miệng núi lửa ở tây bắc Cameroon, là nguyên nhân gây ra một trong những thảm họa thiên nhiên chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại.
Vào ngày 21/8/1986, một vụ phun trào đá vôi đã khiến hồ Nyos đột ngột thải ra khoảng 1,6 triệu tấn carbon dioxide. Nặng hơn không khí, đám mây CO2 lớn tràn xuống các ngôi làng gần đó, làm ngạt thở và giết chết tất cả các dạng sống trong bán kính 16 dặm của hồ. Hơn 1.746 người và 3.500 gia súc bị chết.
Khu vực xung quanh sông là mỏ khai thác quặng trong khoảng 5.000 năm. Hệ thống thoát nước của mỏ axit đã khiến dòng sông trở nên có tính axit cao đến mức các kim loại nặng, chẳng hạn như sắt có thể hòa tan vào nước và khiến nó có màu kỳ lạ.
Kết quả là dòng nước có màu sắc sặc sỡ kéo dài 100 km, đổ ra vịnh Cadiz. Nước sông quá nguy hiểm với con người, nhưng lại là nơi sinh sống của nhiều vi khuẩn có khả năng tồn tại trong môi trường độc hại và không cần ôxy.
Đến năm 1724, với sự cho phép của chính phủ Tây Ban Nha, những công ty khai thác mỏ ra đời đã biến nơi đây thành mỏ khai thác quy mô lớn nhất châu Âu vào thế kỷ 19. Việc khai thác công khai chỉ dừng lại sau hàng loạt các chỉ trích của những nhà khoa học về sự ô nhiễm môi trường xung quanh.
Có 3 kim loại nặng chủ yếu được tìm thấy trong dòng sông này là sắt, đồng, kẽm. Nồng độ kim loại nặng trong nước có sự thay đổi theo mùa, cao nhất tập trung từ tháng 6 đến tháng 9.
Với tính axit cao, môi trường của sông Río Tinto khắc nghiệt đến mức chẳng loài tôm cá nào sống được, có chăng chỉ là vài dạng như vi khuẩn, tảo thích nghi tốt. Sự hiện diện của các loài này cũng phần nào là nguyên nhân khiến tăng độ pH, tăng nồng độ của các kim loại nặng cho dòng sông.
Thành phần hóa học độc đáo của nước đã khiến con sông này trở thành một môi trường khắc nghiệt cho sự sống. Do mức độ pH ở khoảng 2, bởi vậy chỉ một số vi sinh vật đặc biệt ưa thích môi trường sống "cực đoan" mới có thể phát triển ở đây.Nước ở Rio Tinto có một lượng lớn sản phẩm phụ từ khai thác mỏ kim loại nặng và axit. Cả dòng sông được nhuộm màu đỏ tươi, những viên đá cũng ngấm đỏ theo thời gian, đây là kết quả của hoạt động khai thác làm thay đổi địa hình khu vực, khiến nước chứa sắt và các kim loại nặng từ mỏ khai thác rỉ ra bên ngoài.
Hồ Sôi, Dominica: Chỉ là suối nước nóng tự nhiên lớn thứ hai thế giới, nhưng hồ Sôi của Dominica có nhiệt độ cao nhất. Nằm ở thung lũng Desolation, nước hồ Sôi đạt 82-92 độ C. (Ảnh: Rumshopryan).
Đó mới chỉ là độ nóng của phần nước ven bờ, chưa ai ra được trung tâm hồ để đo nhiệt độ. Hiện tượng độc đáo này là nhờ các túi núi lửa trong khu vực.
Đúng như tên gọi, Hồ nước sôi, nằm trên đảo Dominica, đây không phải là nơi lý tưởng để bơi lội! Thực chất đây là một fumarole (lỗ mở trong lớp vỏ của hành tinh phát ra hơi nước và các loại khí như carbon dioxide, sulfur dioxide, hydro clorua và hydro sulfide) ngập nước. Với chiều ngang khoảng 60 - 80 mét, nó là hồ nước nóng lớn thứ hai trên thế giới!
Mặc dù nhiệt độ dao động của nước có thể nóng từ 82 đến 92 độ C dọc theo viền hồ thì ở nơi nóng nhất, nhiệt độc của nước đạt tới là 100 độ C. Năm 1900, hai người đã phải bỏ mạng tại hồ nước này sau khi ngạt thở do khí núi lửa thoát ra đột ngột và rơi xuống đất tử vong.
Blue Lagoon, Derbyshire, Anh: Đây là một mỏ đá cũ đã ngập nước. Khu vực này có màu xanh lạ do các hóa chất độc hại tiết ra từ các tảng đá. Hồ nước có độ pH là 11,3 (độ pH của amoniac là 11,5 và của thuốc tẩy là 12,6). (Ảnh: Cbforum).
Ngoài ra, nước còn chứa rác rưởi, phân và xác động vật. Hồ từng được nhuộm đen vài lần để tránh du khách xuống tắm, nhưng sau đó nước vẫn trở lại màu xanh như cũ và không ít người đã liều lĩnh xuống đây bơi. (Ảnh: Daily Mail).
Hố Berkeley: Hố Berkeley trước đây là một mỏ đồng lộ thiên, nằm ở Montana, Hoa Kỳ. Sâu khoảng 542 mét, hố Berkeley chứa đầy nước có tính axit nặng. Hóa chất nguy hiểm và kim loại nặng rò rỉ từ các tảng đá xung quanh đã làm cho nước càng trở nên nguy hiểm hơn.
Vào năm 2016, hàng nghìn con ngỗng tuyết đã đáp xuống mặt nước để tránh bão tuyết và cuối cùng chúng phải bỏ mạng vì nhiễm độc từ nước hố. Sau đó, các quan chức địa phương đã nỗ lực tích cực để xua đuổi các loài chim để ngăn chúng đáp xuống vùng nước độc hại này.
Hồ Horseshoe, California, Mỹ: Hồ nước nằm ở hạt Mono này có lượng CO2 và H2S, hỗn hợp cực độc không chỉ làm chết một diện tích cây lớn xung quanh mà còn khiến con người mất mạng.
Năm 1998, không khí ở hồ khiến một người leo núi 58 tuổi thiệt mạng, và vào năm 2006, khí gas giết chết 3 nhân viên tuần tra của khu trượt tuyết. Lượng khí độc này tới từ các núi lửa dưới lòng đất nằm rải rác khắp khu vực.