1001 thắc mắc: Vì sao ngài tằm đẻ trứng xong là chết ngay?

0:00 / 0:00
0:00
1001 thắc mắc: Vì sao ngài tằm đẻ trứng xong là chết ngay?
TPO - Hầu hết các loài sinh vật đều sinh sản và đợi con non cứng cáp rồi mới chết. Thế nhưng, ngài tằm vừa đẻ trứng xong là chết ngay. Tại sao lại như vậy?

Khi con ngài bay bổng trên bầu trời, ấy là nó đã trải qua một "kiếp" tằm. Tằm ăn lá, nhả tơ, quấn kén, rồi thành ngài. Khi đó, nó đã ở giai đoạn cuối cùng của một đời sống sinh vật. Lúc này, miệng của nó đã bị thoái hóa, không thể ăn được gì nữa.

Trong khi mang trứng, ngài đã dự trữ khá nhiều chất dinh dưỡng cho sứ mệnh cuối cùng của nó - sứ mệnh truyền giống. Khi đẻ trứng, nó bị kiệt sức rất nhanh. Và khi quả trứng cuối cùng ra đời, nó lặng lẽ giã từ sự sống. Đó cũng là định mệnh của họ hàng nhà tằm.

Ngài tằm trị 'yếu sinh lý'

Ngoài việc bồi bổ dưỡng chất cho người yếu mệt, ngài tằm còn là vị thuốc bổ thận tráng dương, hỗ trợ chữa liệt dương, di tinh. Tuy nhiên, tác dụng này chỉ có ở ngài tằm đực.

Khi chín, con tằm sẽ nhả tơ kết thành kén bao bọc thân mình và chuyển dần thành nhộng. Đến độ phát triển chín muồi, nhộng mọc cánh và chân rồi cắn kén chui ra thành ngài.

Ngài tằm trong y học cổ truyền có tên là tàm nga. Danh y Tuệ Tĩnh đã dùng ngài tằm chế biến tán thành bột, cho bệnh nhân uống mỗi lần khoảng 8 g với rượu vào lúc đói để chữa đái buốt do chứng lậu. Ông cũng lấy bột ngài tằm trộn với mật ong, bôi trong miệng chữa chứng “phong chúm miệng” ở trẻ em gây cứng lưỡi, khóc không ra tiếng. Ngài tằm giã nát, đắp lên da giúp chữa những vết cắn do sâu hoặc côn trùng độc.

Để làm thuốc bổ thận, tráng dương, ích tinh, trị liệt dương, di tinh, hoạt động sinh lý yếu, người ta thường chỉ dùng ngài tằm đực, nhất là loại chưa giao phối. Nhưng làm thế nào để phân biệt và thu bắt được toàn ngài tằm đực?

Ngài tằm đực thường đồng loạt cắn kén chui ra vào đúng 5 giờ sáng, và từ 6 giờ sáng trở đi, ngài tằm cái mới chui ra. Về hình dáng, ngài tằm đực nhỏ, toàn thân có màu nâu sẫm, bụng thon, còn con cái to hơn, màu nâu nhạt, bụng phình ra vì mang nhiều trứng.

Ngài tằm đực chứa methyltestosteron, một nội tiết tố nam có hoạt tính sinh học cao, giúp làm tăng trọng lượng của túi tinh trên động vật thí nghiệm.

Những động vật sinh con xong thì chết

 Bọ ngựa. Đến mùa giao phối, bọ ngựa đực thực hiện những vũ điệu bắt mắt để thu hút con cái. Sau đó, quá trình giao phối bắt đầu. Bọ ngựa đực sẽ truyền lượng tinh trùng từ cơ quan sinh dục của chúng vào cơ thể con cái. Khi quá trình này kết thúc, cá thể cái cắn nát đầu con đực rồi tìm chỗ đẻ trứng. Và sau khi đẻ trứng, bọ ngựa cái cũng sớm chết.

Cá hồi. Cá hồi cái thường tìm một chỗ cát dưới đáy sông để đẻ khoảng 3.500 quả trứng rồi vùi kín bằng cát sỏi. Trong suốt quá trình di cư và sinh sản, chúng không hề ăn uống và hậu quả là ngay khi giao phối và đẻ trứng, trong vòng 10 ngày sau đó chúng sẽ chuyển thành màu xám rồi chết vì kiệt sức.

Rắn lục đuôi đỏ. Rắn lục đuôi đỏ là loài duy nhất trong họ hàng nhà rắn lục đẻ con, thay vì sinh sản bằng cách ấp trứng. Lúc sinh con, phần bụng chỗ hậu môn của rắn mẹ sẽ rách ra và toàn bộ số rắn con chui ra. Đó cũng là lúc kết thúc cuộc đời loài động vật bò sát sinh con này.

Bọ ve. Dù đã lấp đầy máu vật chủ khoảng 24 giờ trước khi giao phối nhưng bọ ve cái vẫn chết sau khi đẻ trứng vì đói do nó phải canh chừng trứng. Đây là thuộc tính di truyền chung của nhiều loài côn trùng.

MỚI - NÓNG