Kỳ thú: Dùng kính viễn vọng khổng lồ xuyên qua lớp băng dày dưới hồ Baikal

0:00 / 0:00
0:00
Các nhà khoa học Nga đặt kính viễn vọng dưới lòng hồ Baikal để tìm kiếm hạt nhỏ nhất thế giới
Các nhà khoa học Nga đặt kính viễn vọng dưới lòng hồ Baikal để tìm kiếm hạt nhỏ nhất thế giới
TPO - Các nhà khoa học Nga đã đặt một kính viễn vọng khổng lồ dưới độ sâu lạnh giá của Hồ Baikal, miền nam Siberia để tìm kiếm những hạt nhỏ nhất trong vũ trụ.

Kính thiên văn, Baikal-GVD, được thiết kế để tìm kiếm neutrino, là những hạt nguyên tử gần như không khối lượng và không có điện tích.  Neutrino có ở khắp mọi nơi, nhưng chúng tương tác rất yếu với các lực xung quanh đến mức chúng rất khó phát hiện ra.

Đó là lý do tại sao các nhà khoa học đang tìm kiếm dưới Hồ Baikal, ở độ sâu 1.700 mét, hồ sâu nhất trên Trái đất.  Các máy dò neutrino thường được xây dựng dưới lòng đất để che chắn chúng khỏi các tia vũ trụ và các nguồn gây nhiễu khác. Nước ngọt trong vắt và lớp băng dày khiến hồ Baikal trở thành nơi lý tưởng để tìm kiếm hạt neutrino.

Các nhà khoa học đã triển khai các máy dò neutrino xuyên qua lớp băng khoảng 4 km từ bờ hồ ở phần phía nam của hồ, đưa module làm bằng chuỗi, quả cầu thủy tinh và thép không gỉ  xuống nước.

Các quả cầu thủy tinh giữ ống nhân quang, vật thể  phát hiện một loại ánh sáng cụ thể phát ra khi một hạt neutrino đi qua một môi trường trong (trong trường hợp này là nước hồ) với tốc độ nhanh hơn ánh sáng truyền qua cùng một môi trường đó. 

Các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm neutrino dưới hồ Baikal từ năm 2003, nhưng kính thiên văn mới là công cụ lớn nhất được triển khai ở đó cho đến nay. 

Chiếc kính thiên văn mới này cũng sẽ được sử dụng để tìm kiếm vật tối và các hạt kỳ lạ khác.

Theo Live Science
MỚI - NÓNG