Những lời xin lỗi đầy tình người từ trại giam

Lần đầu tiên trại giam Thủ Đức tổ chức phát động phong trào cho phạm nhân viết thư “gửi lời xin lỗi” và đã tạo ra được những hiệu quả nhân văn, đầy tình người
Lần đầu tiên trại giam Thủ Đức tổ chức phát động phong trào cho phạm nhân viết thư “gửi lời xin lỗi” và đã tạo ra được những hiệu quả nhân văn, đầy tình người
“Đã 28 tháng trôi qua không ngày nào tôi không nghĩ đến vụ tai nạn đó... Một lần nữa cho tôi xin lỗi các anh, chị; tấm lòng vị tha của các anh, chị cho tôi tạc dạ ghi lòng” – BS Trần Anh Huy, người gây tai nạn hơn 2 năm trước viết những dòng thư “gửi lời xin lỗi” từ trại giam.

Gặp lại bác sĩ lái “xe điên”

Đến giờ, phạm nhân Trần Anh Huy – nguyên là bác sĩ của khoa Nhi của - BV Nhi Đồng 1, TP.HCM, người gây tai nạn thảm khốc giữa trung tâm Sài Gòn hơn 2 năm trước vẫn không thôi ám ảnh về chuyện mình đã gây ra.

Gặp lại Huy ở trại giam Thủ Đức (tức Z30D thuộc Bộ Công an) trông vị bác sĩ này vẫn như ngày ra toà.

Bác sĩ Huy kể, chuyển xuống thụ án tại trại giam Thủ Đức đã hơn 1 năm nay. Đến giờ đã nguôi ngoai phần nào về vụ tai nạn mình gây ra làm 2 người tử vong và 7 người khác bị thương xảy ra đầu tháng 10/2011.

Trò chuyện với PV VietNamNet, phạm nhân Huy nói “bây giờ tôi xuống đây, cán bộ trại có bố trí cho làm việc đúng nghề cũng quá mừng và tôi cảm thấy thời gian như trôi qua nhanh hơn”.

Vị bác sĩ tâm sự, bây giờ, đã gắn bó, thấy yêu mảnh đất Hàm Tân này và sau này chấp hành xong án phạt sẽ có 1 kế hoạch để gắn bó, nhưng đó là tương lai xa, vì mới thụ án được hơn 2 năm (trong khoảng án 7 năm tù về tội “vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”).

Những lời xin lỗi đầy tình người từ trại giam ảnh 1

Lá thư “gửi lời xin lỗi” của bác sĩ Huy

Nhắc về vụ án vài năm trước, bác sĩ Huy vẫn cố phân trần rằng, ngày hôm đó đã khám cho 140 bệnh nhi và đến chiều thì lái ô tô về, hoàn toàn không hề uống giọt rượu bia nào như 1 số tờ báo trước đây đã đề cập.

Và phạm nhân này vẫn khẳng định, chiếc “xe điên” mà mình lái gây tai nạn chắc chắn có lỗi kỹ thuật.

Kề về gia đình, bác sĩ Huy ánh lên ánh mắt tự hào. Phạm nhân này kể vợ làm dược sĩ, có 2 con, đứa lớn đang học đại học… Cứ đến lịch, đều đặn gia đình lên thăm nuôi nên cũng cảm thấy ấm lòng.

“Đến giờ tôi nhớ ơn mãi ban giám đốc bệnh viện Nhi đồng 1 và các nạn nhân của vụ tai nạn do tôi gây ra. Họ đã có đơn xin giảm án cho tôi trong các phiên xử, làm tôi thấy nhẹ nhõm đi phần nào việc mà mình gây ra”, vị bác sĩ đang thụ án giải bày.

Hôm trại giam Thủ Đức tổng kết việc tổ chức cho phạm nhân viết thư với chủ đề “gửi lời xin lỗi” thì người anh ruột của bác sĩ Huy đã đưa 3 nạn nhân của vụ tai nạn trước đây đến tham dự, để phạm nhân này 1 lần nữa nói thêm lời xin lỗi.

Dù trước đó, qua các phiên xử, vị bác sĩ này cũng từng nhiều lần nói những lời tạ lỗi từ sâu thẳm đáy lòng mình đối với những người mà anh gây ra cho họ nỗi đau thể xác lẫn tâm hồn.

Lá thư mong chuộc lỗi lầm

Nói về việc khắc phục hậu quả vụ tai nạn, bác sĩ Huy cho biết, ước chừng hơn 1 tỷ đồng. Quá trình được tại ngoại hầu tra, đã đến tận các gia đình để xin tạ lỗi phần nào.

Nhưng theo bác sĩ này, “đó không phải là vấn đề, mất mát với gia đình họ, tiền bạc nào có bù đắp được đâu. Dù thế nào tai nạn là do tôi gây ra, tôi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

Ông Dương Tấn Nghiêm – nạn nhân bị thương tật 47% giãi bày: “Tôi xác định rõ, đó chỉ là sự rủi ro. Sống là cho chứ đâu phải nhận, tôi chúc anh Huy học tập, cải tạo tốt để trở về làm 1 người bác sĩ tốt, cứu người”. Nghe những lời tha thứ đầy tình người, bác sĩ Huy nở nụ cười ấm cúng. Phạm nhân này đã cầm tay ông Nghiêm suốt cả buổi.

Mở đầu lá thư, bác sĩ Huy viết “bản thân tôi, khi đi theo nghề y chỉ mong sao khám chữa bệnh cứu người. Khi còn làm việc ở bệnh viện Nhi Đồng 1, mỗi khi có bệnh nhận nặng, thậm chí là ngưng tim, ngưng thở, tôi cứu sống được và đó cũng là những giây phút hạnh phúc nhất của người thầy thuốc. Vậy mà cũng chính tôi đã gây ra vụ tai nạn, đem đến đau thương mất mát quá lớn cho các anh chị, không có gì có thể bù đắp được…”.

 
Những lời xin lỗi đầy tình người từ trại giam ảnh 2

Ông Dương Tấn Nghiêm – nạn nhân bị thương tật 47% giãi bày: “Tôi xác định rõ, đó chỉ là sự rủi ro. Sống là cho chứ đâu phải nhận, tôi chúc anh Huy học tập, cải tạo tốt để trở về làm 1 người bác sĩ tốt, cứu người”. Nghe những lời tha thứ đầy tình người, bác sĩ Huy nở nụ cười ấm cúng. Phạm nhân này đã cầm tay ông Nghiêm suốt cả buổi.

“Một lần nữa cho tôi được xin lỗi các anh chị. Tấm lòng vị tha của các anh chị, tôi xin tạc dạ ghi lòng…Lòng vị tha, bao dung của các anh chị là động lực cho tôi phấn đấu cải tạo tốt để sớm trở về với gia đình, có điều kiện đền đáp…” - bức thư viết.

Rồi bác sĩ Huy kể trong thư, ngày mình tại ngoại và bị tuyên án tù là đang chăm sóc người cha già bị ung thu. Khi thụ án, người cha già có nhắn nhủ “bố chờ con”.

“Nghe đau lòng lắm, tôi đau lòng bao nhiêu tôi càng hiểu nỗi đau của các anh chị bấy nhiêu”, bác sĩ Huy giãi bày qua lá thư.

Được biết hôm đó, chị Nguyễn Hồng Hà - 1 trong số 7 nạn nhân của vụ tai nạn đã nói: “chuyện tai nạn ai mà mong muốn đâu, thôi thì chúc anh Huy sớm có ngày trở về”.

Còn ông Dương Tấn Nghiêm – nạn nhân bị thương tật 47% thì giãi bày: “Tôi xác định rõ, đó chỉ là sự rủi ro. Sống là cho chứ đâu phải nhận, tôi chúc anh Huy học tập, cải tạo tốt để trở về làm 1 người bác sĩ tốt, cứu người”.

Nghe những lời tha thứ đầy tình người, bác sĩ Huy nở nụ cười ấm cúng. Phạm nhân này đã cầm tay ông Nghiêm suốt cả buổi.

Hỏi ngày về có tiếp tục làm bác sĩ nữa không? Phạm nhân Huy tâm sự “chắc chắn là tiếp tục làm bác sĩ rồi. Đó là nghề của tôi mà, tôi sẽ tiếp tục làm người thầy thuốc tốt, thầy thuốc giỏi”.

Theo Đàm Đệ
Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.