Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM

Hầu hết các nhà ga tuyến metro số 1 đều có vị trí chiến lược, nằm gần các trung tâm thương mại, khu du lịch, khu dân cư sầm uất, tạo nên những điểm kết nối quan trọng trong mạng lưới giao thông công cộng của TP.HCM.
Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 1

Theo kế hoạch, còn khoảng một tháng nữa, tuyến metro đầu tiên của TP.HCM (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ chính thức được đưa vào khai thác thương mại. Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển mình của thành phố trong việc phát triển hệ thống giao thông công cộng hiện đại.

Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 2

Tuyến metro số 1 dài 19,7km với 3 ga ngầm và 11 ga trên cao, kết nối trung tâm TP.HCM với khu vực phía Đông như Thủ Đức, Dĩ An (Bình Dương). Hầu hết các nhà ga metro đều được đặt tại những vị trí chiến lược, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giao thông và phát triển đô thị. Trong ảnh là ga ngầm Bến Thành, nằm ngay bên cạnh chợ Bến Thành - khu vực sầm uất bậc nhất TP.HCM.

Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 3Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 4Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 5Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 6
Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 7

Ga Bến Thành nằm trong khuôn viên Công viên 23/9, là điểm đầu của tuyến metro số 1. Với vị trí trung tâm, ga được thiết kế để đáp ứng nhu cầu di chuyển thuận tiện cho người dân, bao gồm cả hệ thống bãi giữ xe máy và ô tô nằm xung quanh. Đặc biệt, dự kiến có 27 tuyến xe buýt kết nối với ga này, tạo nên mạng lưới giao thông công cộng liền mạch.

Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 8

Nằm ngay cạnh ga Bến Thành, ga ngầm Nhà hát TP cũng là một trong những công trình quan trọng của tuyến metro số 1. Tọa lạc dưới lòng đất, ngay trước Nhà hát TP - biểu tượng văn hóa lâu đời của TP.HCM, nhà ga này còn nằm bên cạnh trụ sở UBND TP, một công trình kiến trúc mang dấu ấn lịch sử.

Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 9

Dừng chân ở ga này, hành khách dễ dàng tiếp cận các khu vực như phố đi bộ Nguyễn Huệ, trung tâm thương mại Vincom, bến Bạch Đằng, chợ Bến Thành... Đây chắc chắn sẽ là điểm trung chuyển quan trọng, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 10Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 11Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 12

Hiện trạng các tuyến đường kết nối ga Nhà hát Thành phố.

Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 13

Ga Ba Son, ga ngầm cuối cùng trên tuyến metro số 1 nằm ở chân cầu Thủ Thiêm, sát bên sông Sài Gòn thơ mộng. Bên kia sông là bán đảo Thủ Thiêm, khu đô thị mới sầm uất, được kỳ vọng trở thành trung tâm tài chính - thương mại hiện đại của TP.HCM trong tương lai.

Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 14

Những điểm kết nối không thể bỏ qua từ ga Ba Son chính là tuyến đường ven sông được mệnh danh là đẹp nhất thành phố; công viên Bạch Đằng, dịch vụ buýt sông hay các điểm kết nối như tại ga Bến Thành, ga Nhà hát Thành phố.

Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 15Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 16

Dự kiến trong tương lai gần, cây cầu đi bộ qua sông Sài Gòn và công viên Sáng Tạo được xây dựng sẽ trở thành khu vực giao thoa giữa trung tâm TP.HCM với bán đảo Thủ Thiêm, mở ra không gian giải trí, văn hóa nghệ thuật đặc sắc, thu hút cư dân, du khách trải nghiệm.

Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 17

Dọc trục xương sống Xa lộ Hà Nội, các ga Tân Cảng, Thảo Điền, An Phú, Rạch Chiếc, Phước Long, Bình Thái, Thủ Đức, Công viên Công nghệ cao, ga Đại học Quốc gia nằm sừng sững, hoành tráng. Hệ thống cầu vượt bộ hành đã được xây dựng hoàn tất.

Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 18

Mỗi cầu đi bộ dọc tuyến metro số 1, dài từ 80-150m (tùy theo vị trí), được thiết kế đặc biệt để phù hợp với đặc thù, không gian xung quanh các nhà ga.

Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 19Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 20Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 21

Hệ thống mái che, đèn chiếu sáng và lan can bảo vệ tại các cầu đi bộ dọc tuyến metro số 1 đã được lắp đặt hoàn tất, tạo nên không gian di chuyển an toàn và thuận tiện cho người dân. Những ngày qua, công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng được triển khai để đảm bảo tất cả đều đạt tiêu chuẩn trước khi đưa vào sử dụng

Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 22Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 23Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 24

Các bãi giữ xe máy, ô tô tại các nhà ga tuyến metro số 1 cũng đang được đẩy nhanh tiến độ thi công để kịp phục vụ nhu cầu của người dân khi chính thức hoạt động. Những bãi giữ xe này được xây dựng tại các vị trí thuận lợi, gần các nhà ga, giúp hành khách dễ dàng di chuyển, gửi xe trước khi lên tàu.

Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 25

Tuyến đường sắt đô thị được xây dựng bên cạnh hệ thống cầu vượt, đường bộ tạo ra một mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại cho TP.HCM.

Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 26

Ga bến xe miền Đông mới là ga cuối cùng của tuyến đường sắt đô thị trước khi các con tàu tiến về deport Long Bình (TP Thủ Đức). Tại ga này, người dân có thể di chuyển đến Công viên lịch sử Văn hóa dân tộc, Đền thờ vua Hùng, làng đại học Quốc gia TP.HCM hay bệnh viện Ung bướu... Đây cũng là bến xe nơi sẽ đưa hành khách đi lại ở nhiều tỉnh, thành.

Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 27

Điểm cuối cùng của tuyến metro số 1 chính là depot Long Bình. Đây được ví như là "bộ não" hay “trái tim” của cả tuyến đường sắt. Depot Long Bình là trung tâm điều khiển bảo dưỡng, điều hành 17 đoàn tàu với công nghệ tiên tiến.

Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 28

Depot Long Bình rộng khoảng 20ha, bao gồm trung tâm điều khiển, bảo dưỡng tàu, các tòa nhà vận hành, xưởng bảo dưỡng tàu, cơ sở hạ tầng bảo dưỡng thiết bị đường ray, hệ thống điện, tín hiệu, thông tin liên lạc, bãi đỗ tàu, trạm vệ sinh tàu, mạng lưới đường nội bộ và khu văn phòng... Riêng khu nhà xưởng rộng 4.000m2, được xây dựng bằng thép, là nơi để bảo dưỡng và sửa chữa các đoàn tàu của tuyến metro số 1.

Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 29

Để hoạt động một cách hiệu quả, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC, đơn vị vận hành metro số 1) đã thành lập Xí nghiệp vận hành và Xí nghiệp bảo trì. Xí nghiệp vận hành đảm nhiệm điều hành hoạt động hằng ngày, tập trung đội ngũ lái tàu, nhân viên nhà ga, các bộ phận hỗ trợ. Trong khi đó, Xí nghiệp bảo trì sẽ quản lý, bảo trì toàn bộ hệ thống kỹ thuật, từ đầu máy đến cơ sở hạ tầng.

Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 30

Theo Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, đến nay, tiến độ của tuyến metro gần hoàn tất, công tác thi công hiện trường tuyến metro số 1 cơ bản đã dứt điểm.

Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 31
Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 32Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 33

Tuyến metro số 1 cũng vừa hoàn tất đợt vận hành thử nghiệm theo kế hoạch với 100% công suất thiết kế. Theo đó, các đoàn tàu hoạt động từ 5h đến 23h30 mỗi ngày, giãn cách mỗi chuyến tàu từ 5 phút 30 giây đến 10 phút. Đây là đợt chạy thử đặc biệt quan trọng trước khi vận hành chính thức.

Cận cảnh các nhà ga metro số 1 TPHCM ảnh 34

Sau khi kết thúc đợt vận hành 100% công suất, đơn vị tư vấn độc lập sẽ đánh giá lại tổng thể và hoàn thiện nghiệm thu, tiến đến khai thác thương mại trong tháng 12/2024.


Link bài gốc:

https://www.baogiaothong.vn/chiem-nguong-ve-hoanh-trang-cua-cac-nha-ga-metro-so-1-192241118220949411.htm?

Theo Báo Giao thông
MỚI - NÓNG
Hà Nội quyết định cắt điện, nước để xử lý hơn 10.000 công trình vi phạm trật tự xây dựng
Hà Nội quyết định cắt điện, nước để xử lý hơn 10.000 công trình vi phạm trật tự xây dựng
TPO - Tại kỳ họp, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng. Theo thống kê, từ năm 2014 đến tháng 6/2024 trên địa bàn thành phố đã phát hiện 10.494 công trình vi phạm trật tự xây dựng.