Những hương thơm gây nguy hiểm cho sức khỏe

Nước hoa có thể gây ảo giác, khó thở, thậm chí tử vong. Ảnh: Internet
Nước hoa có thể gây ảo giác, khó thở, thậm chí tử vong. Ảnh: Internet
Gây ảo giác, đau đầu, ung thư, thậm chí tử vong,.. là những mối nguy hiểm từ nhiều hương thơm trong cuộc sống. Những hương thơm gây nguy hiểm cho sức khỏe con người này vẫn đang được sử dụng rộng rãi.

Hàng ngày, nhiều người vẫn đang tiếp xúc với những hương thơm có nồng độ cao, song không ai biết rằng những hương thơm đó có thể là mối đe dọa cho sức khỏe.

1. Hương nước hoa

Thành phần chủ yếu của nước hoa là phân tử hóa học tổng hợp. Mùi hoa hồng ngọt ngào và mùi hoa cam thơm mát trong chai nước hoa là bộ sưu tập của hàng trăm phân tử, từ cis-3-hexanol, galaxolide cho đến dihydromyrcenol… và chỉ một số ít trong đó thực sự đến từ những bông hoa.

Theo một nghiên cứu của Tổ chức hòa bình xanh (GreenPeace), đa phần các loại nước hoa đều có các hóa chất nhân tạo: Diethyl phtalat (DEP), thuộc nhóm ester phtalat hay xạ hương tổng hợp. Hóa chất này có thể phá hủy ADN của tinh trùng và hạn chế khả năng hô hấp của con người.

Ngoài ra, khi hít hương nước hoa nhiều sẽ mắc các bệnh như dị ứng và hen, các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, gây ảo giác, sốt, khó thở, ù tai, viêm mũi, ngứa cổ họng...

2. Nến thơm

Hiện nay, nến thơm đang là một trào lưu được nhiều người ưa chuộng vì có ánh sáng trong một không gian thơm tho, lãng mạn.

Tuy nhiên, hương thơm từ nến chứa nhiều hóa chất độc hại như: chất paraffin có trong nến, carbon monoxide (CO), axeton, chì, toluen, aeton, focmaldehit, dẫn xuất của benzen, metylen clorua, những chất này có thể gây ung thư, dị tật bẩm sinh, vô sinh, tổn thương hệ thần kinh, nguyên nhân gây ra bệnh ung thư thực quản…

Ngoài ra, nến còn có lõi bấc bằng chì, khi cháy, chì sẽ bay hơi vào không khí gây ô nhiễm không khí khiến người dùng có thể bị viêm xoang, đau đầu, nghẹt mũi, ngứa họng, đau mắt, gây choáng ngợp, gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến quá trình mang thai, chứng hay quên,…

Đây chính là một trong những hương thơm gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.


3. Tinh dầu thơm giá rẻ

Hiện nay, những loại tinh dầu đa phần được trưng cất từ hương liệu tổng hợp không rõ nguồn gốc.

Nhiều người bị dị ứng với mùi hương của tinh dầu, đặc biệt là mùi hắc từ một số loại tinh dầu giả dễ tạo cho người ngửi cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, mất định hướng,… Nếu phải ngửi trong một thời gian dài cũng rất dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp, hen phế quản.

Theo nghiên cứu của một số chuyên gia, nhiều hóa chất trong các sản phẩm tạo mùi thơm tinh dầu như toluen, aceton, focmaldehit…

Các hóa chất này có thể gây ung thư, dị tật bẩm sinh, vô sinh, gây tổn thương cho hệ thần kinh.

Một số bệnh viện còn cho biết tinh dầu còn có thể khiến da bị bỏng và ngứa rát, nhất là khi bệnh nhân cho quá nhiều tinh dầu vào bồn tắm hoặc thoa quá nhiều lên da.

4. Hương nhang thơm

Các hương nhang mới có mùi thơm của hoa hồng, hoa quế, hoa nhài… lưu lại rất lâu lại đang được nhiều gia đình tin dùng.

Tuy nhiên, mới đây theo cảnh báo của các nhà khoa học, hóa chất tạo mùi giá rẻ tẩm vào hương khi đốt người ngửi vào sẽ thấy khó thở, buồn nôn, đầu óc quay cuồng, ngửi thường xuyên sẽ gây nhiễm độc gan, phổi.

Nghiên cứu chỉ ra rằng khói hương có chứa Carbon monoxide (CO), Carbon dioxide (CO2), Sunfua dioxide (SO2), Nitơ dioxide (NO2), benzen, hợp chất hydrocacbon…

Hít phải những khí này có thể gây đau đầu, chóng mặt, suy nhược và buồn nôn, giảm khả năng lao động, gia tăng bệnh tim mạch, gây ra bệnh hô hấp, phá hủy tế bào, gây dị sản, loạn sản, và có thể dấn đến ung thư hoặc thậm chí là tử vong…

Mùi thơm từ hương nhang cũng có thể là mối đe dọa thường trực sức khỏe con người.

5. Sản phẩm khử mùi, chất khử mùi

Đa số những chất tạo hương thơm, khử mùi hiện nay đều có nguồn gốc từ dầu mỏ, được tạo thành bởi vòng benzen, vòng thơm này khi phát tán có khả năng bẻ gãy cấu trúc tế bào.

Những hương thơm gây nguy hiểm cho sức khỏe ảnh 1

Lọ xịt mùi cơ thể tạo mùi thơm nồng nặc nhưng độ nguy hiểm rất cao. Ảnh: Internet

Chúng chứa các chất hữu cơ dễ bay hơi bao gồm cả những hóa chất có hại như: Formaldehyt, dầu khí, limonene, este và rượu… Những chất hóa học có thể theo đường hô hấp vào cơ thể gây khó thở, viêm đường hô hấp. Còn với những loại sáp thơm, nước xịt phòng, mùi hương của chúng có thể gây kích ứng cơn hen, dị ứng mùi.

Trong sản phẩm khử mùi có chất parabens, troclosan là những chất bảo quản, chất kháng khuẩn. Khi được xịt vào cơ thể chúng sẽ gây kích ứng da và có thể gây ra viêm da, một số sản phẩm khử mùi được làm từ các chất dẫn xuất nhựa than đá có thể gây ung thư và cũng thường gây dị ứng da.

6. Băng phiến thơm

Tác động đầu tiên của băng phiến là ảnh hưởng đến đường hô hấp. Các mùi hương càng thơm, càng nồng có thể là tác nhân gây kích thích, phát triển cơn hen. Khoa học cũng đã phát hiện mối liên hệ của hóa chất thơm của băng phiến với tình trạng đột tử ở trẻ sơ sinh trong chứng co thắt đường thở do dị ứng.

Thành phần chủ yếu trong băng phiến là long não, chất này rất độc, nếu hít phải quá nhiều cũng dễ dẫn tới đau đầu chóng mặt. Đối với trẻ em, băng phiến rất dễ gây nên ngộ độc cấp, gây vỡ hồng cầu làm thiếu máu, gây hoại tử gan, tổn thương thần kinh…

Cơ quan nghiên cứu về ung thư quốc tế đã xếp băng phiến vào nhóm có khả năng gây ung thư cho con người ở mức độ thấp, song băng phiến cũng được góp mặt trong danh sách những hương thơm gây nguy hiểm cho sức khỏe.

7. Hương thơm từ sách vở

Viện Công nghệ Hóa học (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam), khuyến cáo, đồ dùng học tập có mùi thơm, rẻ tiền thường sử dụng các loại hóa chất tạo mùi công nghiệp, có nồng độ độc hại cao do không đăng ký chất lượng, ngửi nhiều cơ thể dễ nhiễm độc.

Đặc biệt, nhiều bé tỏ ra thích thú, hít liên tục có thể bị ngộ độc thần kinh, gây đau đầu, chóng mặt, tập trung kém… Nguy hiểm là những sản phẩm này màu sắc rất bắt mắt, trẻ càng ngắm nghía, ngửi mùi thì nguy cơ độc hại càng lớn.

Hơn nữa, các sản phẩm chặn giấy nhiều màu sắc, có mùi thơm chứa một số kim loại nặng bao gồm chì, asen, Cd (cadmium), benzen với hàm lượng khá cao. Các nhà khoa học cảnh báo, khi nuốt phải chất Cd - độc hại sẽ tương tự thủy ngân, asen và chì vào cơ thể với hàm lượng nhỏ cũng có thể gây ngộ độc cấp tính, dẫn đến tử vong.

8. Mùi thơm của khói shisha

Shisha là thuốc lào Ấn Độ, được hút bằng bình, có nhiều hương thơm vị trái cây đang được nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Tuy nhiên mức độ nguy hiểm mà hương thơm từ shisha gây ra là rất lớn.

Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO) và Hội Ung thư Hoa Kỳ cho thấy, lượng khói hút shisha trong 1 tiếng bằng lượng khói khi hút 100 điếu thuốc lá.

Trong một lần hút shisha người hút có thể hít những chất độc hại gồm: nicotine, carbon monoxide (CO), carcinogen, các kim loại nặng khác,…

Hương thơm từ khói shisha có thể gây ra các bệnh về tim mạch, ung thư phổi, ung thư miệng, viêm gan, các bệnh về đường hô hấp, gây ảo giác mạnh, viêm gan B, các bệnh dị ứng mụn rộp, rát cổ, bỏng họng, ngạt thở, suy hô hấp, gây ảo giác liên tục, ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

9. Hoa hồng sáp thơm

Hoa hồng sáp thơm với vẻ ngoài đẹp bắt mắt, mùi thơm lâu xuất xứ từ Trung Quốc. Hương liệu nhân tạo bằng hóa chất tạo mùi công nghiệp như aldehyde, cetol, acetone, limonene, este..

Các chất này có hàm lượng tạp chất cao, nếu ngửi nhiều, liên tục cơ thể dễ nhiễm độc, có thể bị ngộ độc thần kinh, gây đau đầu, chóng mặt, thể gây khó thở, viêm đường hô hấp, kích thích cơn hen, gây rối loạn nội tiết, dị ứng mắt..

Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Mỹ, việc tiếp xúc với sáp thơm, có chứa chất hữu cơ tên là 1,4 dicholorobenzene có thể làm giảm 4% chức năng phổi.

10. Mùi thơm đồ chơi

Sức khỏe của trẻ luôn được quan tâm hàng đầu, để trẻ có được sức khỏe tốt, gia đình cần lưu ý cho trẻ tránh xa những đồ chơi nhựa dẻo có mùi thơm.

Trẻ tiếp xúc với Chất phthalate và DINP có trong đồ chơi có thể gây ra tai biến. Đặc biệt trẻ ở độ tuổi từ 6 tháng đến một năm thường có thói quen ngậm đồ chơi trong miệng .

Hương thơm từ đồ chơi có nhóm hóa chất Alcon, Aldehyd, Ceton... Mùi hương sẽ tấn công thẳng đến cơ quan thần kinh, nó sẽ gây khó chịu, nhức đầu và mệt mỏi. Về lâu dài có thể khiến tê liệt thần kinh”.

ThS-BS Lê Khắc Bảo - Phó khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết: “Ở trẻ sơ sinh, dị ứng với mùi hương có thể gây tử vong do co thắt đường thở”.

11. Hương thơm từ thuốc xịt muỗi

Thuốc xịt muỗi sẽ gây rối loạn hệ hô hấp, đặc biệt là những loại thuốc xịt muỗi có chứa DEET. Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu bệnh sốt rét (Mỹ), các bệnh nhân thường gặp các vấn đề về hô hấp như bị suyễn, kích ứng phổi sau khi tiếp xúc thuốc xịt muỗi..

Thuốc xịt muỗi cũng rất dễ thấm qua da, chúng sẽ đi vào máu và lan truyền khắp cơ thể, phá hủy nội tạng cũng như những cơ quan quan trọng khác của cơ thể như thận, não...

Những hương thơm gây nguy hiểm cho sức khỏe ảnh 2

Hương thơm từ thuốc xịt muỗi cũng gây hại đến sức khỏe đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Ảnh: Internet

Trẻ em và trẻ sơ sinh rất dể bị tổn thương não nếu tiếp xúc với thuốc xịt muỗi. Nó có thể gây rối loạn vận động và mất khả năng tập trung ở trẻ em thậm chí gây tử vong nếu sử dụng không đúng cách, nhẹ hơn thì ảnh hưởng trên hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng lên tim mạch, hệ hô hấp...

12. Hương thơm từ chất xả vải

Nước làm mềm vải có thể gây độc hại do hóa chất tạo hương thơm. Hiểm hoạ cho sức khoẻ có thể kể theo thứ tự: nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn trầm trọng ở hệ thần kinh trung ương và các cơ quan, thậm chí dẫn tới ung thư.

Hương thơm chất xả vải hầu hết được tạo thành từ những vòng benzen. Những vòng thơm này khi phát tán có thể theo đường hô hấp vào cơ thể gây khó thở, viêm đường hô hấp, kích thích cơn hen, đồng thời có khả năng bẻ gãy cấu trúc tế bào cơ thể gây rối loạn nội tiết.

Theo Theo Gia đình xã hội
MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.