Những cây ô liu hơn 1700 tuổi, quý hơn châu báu nhưng suýt bị đốn

Người phụ nữ nhìn vào cây oliu hơn 1000 năm tuổi
Người phụ nữ nhìn vào cây oliu hơn 1000 năm tuổi
TPO - Có những cây hiện có độ tuổi 1702 năm, được tính bởi ĐH Bách khoa Madrid, Tây Ban Nha, có nghĩa là, được trồng thời Hoàng đế La Mã Constantine. Người trồng đã mang cây tới Tây Ban Nha từ La Mã và Hi Lạp, hiện diện tích cây trồng này bao phủ 2,5 triệu ha.

Những cây này hiện còn tồn tại ở phía Đông Tây Ban Nha, chúng được trồng từ thời La mã, hiện là một phần di sản ở đất nước Địa Trung Hải.

“Bạn đang đứng trước cây ô liu lớn nhất thế giới với chu vi 10,2 m”- Amador Peset, 37 tuổi, tại thị trấn Traiguera tự hào về cây cổ thụ của mình. Với chu vi lớn như vậy, cây này xuất hiện từ khi vùng đất trên vẫn còn bị cai trị bởi người Hồi Giáo.

Hiện gia đình nhà Amador Peset có 106 “bảo tàng lịch sử”, anh có ý định vệ sinh cho cây bằng cách loại bỏ những cành khô, những cỏ dại mọc quanh thân cây như những “thư viện sống”.

Tuy nhiên, Joan Porta, một nông dân khác cho rằng, cũng như nhiều cây ăn quả khác, không ít cây ô liu thời gian qua từng bị xẻ thịt làm củi.

“Thực sự giờ chúng tôi nhận thấy giá trị của những cây hàng ngàn năm tuổi, chúng như những viên ngọc quý cần đội vương miện cho nó”-người nông dân 75 tuổi cho hay.

Trong những năm 2000, từng có nhiều ý kiến cho rằng, bán cho các nông trang để họ đốn chúng làm củi.

Những cây ô liu hơn 1700 tuổi, quý hơn châu báu nhưng suýt bị đốn ảnh 1

Thân cây oliu già nhất Tây Ban Nha

Những cây ô liu hơn 1700 tuổi, quý hơn châu báu nhưng suýt bị đốn ảnh 2

Thân một cây khác

Những cây ô liu hơn 1700 tuổi, quý hơn châu báu nhưng suýt bị đốn ảnh 3

Hàng rào bảo vệ cây

Những cây lâu niên này đang trở thành hàng xa xỉ quý giá với nhiều người. Thời gian gần đây, nhiều cây quý giá được tách ra, bán cho các viện bảo tàng, trung tâm vườn, hay các cuộc đấu giá chuyên ngành… Nhiều trung tâm vườn ở nước ngoài, trong đó có ở Anh cũng đặt mua những cây lâu niên này.

Những nhà sản xuất rượu vang, mỹ phẩm ở Pháp, Trung Quốc, Địa Trung Hải cũng đổ xô săn lùng loại cây quý giá này. Concepcion Munoz, nhà nông học ở ĐH Cordoba cho rằng, Tây Ban Nha từng có 260 loài oliu khác nhau, hiện một số loài chỉ còn một mẫu vật…

Hiện nay, trước sức ép của dư luận, các nhà thực vật học, đã có 154 000 chữ ký yêu cầu chống mua bán, trộm cắp các loại cây cổ trên trang Change.org.

Nhiều vùng như Valencia, Catalonia và Aragon hiện có khoảng 5000 cây cổ, người dân và chính quyền đã cùng nhau phối hợp bảo vệ chúng.

Đây là khu vực tập trung nhiều cây lâu niên quý hiếm nhất thế giới. Dầu từ hạt ô liu rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt cây lâu niên.

MỚI - NÓNG