Những bộ phận của gà nhiều người khoái khẩu nhưng độc hại

Thịt gà rất ngon và có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng cũng có những bộ phận của gà ăn vào sẽ không tốt cho sức khỏe.

Trong chúng ta chắc hẳn có rất nhiều người thích ăn thịt gà nhưng có lẽ không phải ai cũng biết hết những giá trị dinh dưỡng từng bộ phận của con gà và những bộ phận nào thì không nên ăn.

Những bộ phận không nên ăn

Phao câu

Đây là phần ở vị trí mọc lông đuôi của con gà, có thịt rất mềm và ngậy nên nhiều người rất thích ăn. Bộ phận này là nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, vì đại thực bào trong tuyến dịch bạch huyết có thể ăn các loại vi khuẩn và độc tố gây bệnh, thậm chí cả các chất gây ung thư, nhưng lại không thể phân giải chúng. Do vậy các chất độc đều đọng lại ở phần phao câu, lâu dần, nó trở thành cái “nhà kho lớn” chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm gây bệnh.

Da gà

Mặc dù da gà ăn rất ngon nhưng nó lại không có lợi cho sức khỏe. Thông thường da gà chứa nhiều chất béo, lượng cholesterol cũng rất cao, đây cũng là nơi ở của nhiều loại vi khuẩn. Đặc biệt khi chúng ta làm món gà quay, sau khi thịt gà được quay chín, cholesterol trong da gà sẽ bị oxy hóa, tạo thành hợp chất rất nguy hại đối với sức khỏe, nếu nhiệt độ quá cao còn có thể sinh ra chất gây ung thư. Vì vậy, khi ăn thịt gà, tốt nhất nên bỏ da đi, và tuyệt đối không nên dùng riêng da gà làm các món ăn.

Những bộ phận của gà nhiều người khoái khẩu nhưng độc hại ảnh 1

Có nhiều bộ phận của thịt gà nhiều người thích ăn nhưng lại tiềm ẩn độc hại.

Cổ gà

Cổ gà thường có ít thịt, nhưng lại tập trung rất nhiều mạch máu và tuyến dịch bạch huyết. Nếu ai có sở thích ăn thịt cổ gà, thỉnh thoảng ăn cho đỡ thèm và khi ăn bóc bỏ lớp da đi thì không sao, còn thì không nên ăn nhiều, vì một số tuyến bạch huyết giải độc đều tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà, trong những tuyến này có các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi còn lưu lại.

Phổi gà

Chuyên gia dinh dưỡng Vương Hưng Quốc chỉ ra rằng các bộ phận thuộc hệ hô hấp của gà cũng là nơi chứa đựng rất nhiều các chất độc và các vi khuẩn gây bệnh khác nhau tùy theo điều kiện sinh sống của chúng.

Phổi cũng là bộ phận dung nạp các mầm bệnh trong người con gà, sau khi gà bị giết thịt, trong phổi vẫn còn các vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các loại vi khuẩn kháng nhiệt tốt (hay các vi khuẩn ưa nhiệt) thì cho dù ở nhiệt độ cao chúng cũng không chết hẳn, ăn vào người có thể gây nguy hại đến sức khỏe của chúng ta.

Mề gà

Mề gà là cái dạ dày của con gà và có nhiệm vụ nghiền nát thức ăn. Vì vậy, những chất độc hại có thể còn tồn lại ở đây, cho nên tốt nhất chúng ta cũng không nên ăn.

Giá trị dinh dưỡng từng bộ phận của con gà

Trứng gà: Vị ngọt nhẹ, giúp an thần, điều hòa ngũ tạng và dưỡng thai với các bà bầu.

Gan gà: Vị ngọt bùi, có tác dụng bổ gan, thận, đặc biệt tốt cho những người bi đau tim.

Túi mật: Vị đắng, tính hàn, hiệu quả với những người bị bệnh tiêu chảy, bệnh trĩ và đặc biệt cực kì tốt cho những trẻ em mắc bệnh ho gà.

Tiết gà: Vị mặn, có tác dụng an thần tĩnh trí, bài trừ các chất độc trong cơ thể, trị bệnh co giật và xuất huyết ở trẻ em.

Thịt gà: Tốt cho dưỡng dương khí, làm ấm ruột non, thịt của gà mái nuôi con có thể trị được bệnh phong hàn cũng như giảm suy nhược cơ thể sau khi khỏi bệnh. Thịt gà còn có tác dụng thanh nhiệt, bổ khí huyết và điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ.

Ngoài ra các phần khác như mỡ gà, ruột gà, não gà đều được coi là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.

Theo Theo Đời sống pháp luật
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.