Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không cao nhất mọi thời đại

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Theo Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) nhu cầu đi lại bằng đường hàng không hiện đang ở mức cao nhất mọi thời đại, các hãng hàng không trên toàn cầu đều ghi nhận mức độ tăng trưởng mạnh trong cao điểm hè.

IATA vừa công bố dữ liệu thị trường vận tải hàng không toàn cầu tháng 6 năm nay cho thấy nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không đang liên tục tăng trưởng mạnh mẽ, với sản lượng vượt qua cả mức kỷ lục của năm 2023, 2022 và thậm chí là mức kỷ lục của năm 2021 (trước đại dịch COVID-19).

Dữ liệu vừa công bố cho thấy tổng nhu cầu hàng không trên toàn cầu vào tháng 6 năm nay tăng 9,1% so với tháng 6/2023. Tổng công suất tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái, hệ số tải trong tháng 6 đạt mức 85,0%. Trong đó, nhu cầu hàng không quốc tế tăng 12,3% so với tháng 6/2023, công suất tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước và hệ số tải được cải thiện lên 85,0%; nhu cầu hàng không nội địa tăng 4,3% so với tháng 6/2023, công suất tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước và hệ số tải là 85,0%.

Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không cao nhất mọi thời đại ảnh 1
Tổng giám đốc IATA Willie Walsh. Ảnh: IATA.

Ông Willie Walsh - Tổng Giám đốc IATA - cho biết: "Nhu cầu đi lại, vận chuyển bằng đường hàng không đang tăng trưởng mạnh tại tất cả các quốc gia, khu vực khi mùa du lịch cao điểm đang diễn ở Bắc bán cầu. Với mức tăng công suất chậm hơn nhu cầu, chúng tôi đã chứng kiến ​​hệ số tải trung bình rất mạnh là 85% ở cả hoạt động trong nước và quốc tế".

Theo ông Walsh, hoạt động với hệ số tải cao như vậy là tín hiệu tốt nhưng cũng đầy thách thức. Điều này khiến tất cả các bên liên quan phải hoạt động với mức hiệu quả ngang nhau để giảm thiểu sự chậm trễ và đưa hành khách đến đích đúng lịch trình.

Xét theo khu vực, châu Phi là thị trường có tổng nhu cầu tăng trưởng cao nhất vào tháng 6, ở mức 16,2 % so với cùng kỳ năm trước, tiếp theo là châu Á - Thái Bình Dương ở mức 12,5 %. Châu Âu, châu Mỹ Latinh và Trung Đông đều tăng trưởng từ 8-10 % trong giai đoạn này. Tổng lưu lượng Bắc Mỹ tăng 5,4 % so với tháng 6/2023.

Theo IATA, mức tăng trưởng năng lực của mỗi khu vực là từ 5,8-9,5 %.

Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không cao nhất mọi thời đại ảnh 2

Qatar Airways được xếp hạng là hãng hàng không tốt nhất thế giới. Ảnh: Qatar Airways.

Đối với nhu cầu hàng không quốc tế trong tháng 6, châu Á - Thái Bình Dương, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh đều báo cáo mức tăng trưởng hai chữ số lần lượt là 22,6%, 16,9%, 15,3 %. Châu Âu và Trung Đông đạt mức tăng trên 9% trong giai đoạn này, trong khi Bắc Mỹ chứng kiến ​​nhu cầu tăng 6,6%. Mức tăng công suất cao nhất là ở châu Á - Thái Bình Dương ở mức 22,9%, tiếp theo là châu Mỹ Latinh ở mức 15,6 %.

Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không nội địa cũng tăng mạnh vào tháng 6 với mức tăng trưởng vững chắc ở hầu hết các quốc gia, ngoại trừ Nhật Bản và Úc. Brazil ghi nhận nhu cầu di chuyển nội địa tăng mạnh nhất thế giới với mức tăng trưởng 7,6% so với cùng kỳ năm trước.

“Nhu cầu vận chuyển hàng không tăng vọt vào tháng 6. Tăng trưởng mạnh mẽ trên tất cả các khu vực và các tuyến thương mại chính kết hợp lại để đạt được hiệu suất kỷ lục trong nửa đầu năm. Những hạn chế về vận chuyển đường biển và sự bùng nổ của ngành thương mại điện tử là một trong những động lực tăng trưởng mạnh nhất của ngành hàng không. Ngành vận chuyển hàng không đang trên đà vững chắc để tiếp tục hiệu suất mạnh mẽ của mình vào nửa cuối năm 2024”, Tổng Giám đốc IATA cho biết.

IATA đại diện cho khoảng 330 hãng hàng không, chiếm hơn 80% lưu lượng hàng không toàn cầu. Số liệu thống kê của IATA bao gồm lưu lượng hàng không theo lịch trình quốc tế và nội địa của các hãng hàng không thành viên và không phải thành viên của IATA.

Theo IATA, Travelpulse
MỚI - NÓNG
Kỳ lạ hàng trăm cây quý hiếm phải canh giữ ngày đêm ở Việt Nam
Kỳ lạ hàng trăm cây quý hiếm phải canh giữ ngày đêm ở Việt Nam
TPO - Cây Thông nước (Thủy tùng) thuộc loài đặc hữu rất hiếm mà cả sách đỏ thế giới và Việt Nam đặt vào tình trạng nguy cấp, được bảo vệ nghiêm ngặt ngày đêm. Tại Việt nam, Thủy tùng chỉ có duy nhất ở tỉnh Đắk Lắk. Hơn nửa thế kỷ qua, để bảo tồn loại cây này là một thách thức với những người có trách nhiệm.