Khu vực đặt 'bảo bối' Nhật làm sạch sông Tô Lịch ra sao sau vụ xả nước Hồ Tây?

TPO - Sau khi toàn bộ kết quả thí nghiệm của nhóm chuyên gia Nhật Bản thực hiện trong suốt 2 tháng qua bị cuốn trôi nhờ đợt xả nước Hồ Tây vào sông Tô Lịch 3 ngày từ 9/7/2019 mà chỉ báo trước 15 phút cho nhóm chuyên gia Nhật Bản, cho Công ty CP Môi trường Việt Nhật (JVE) - đơn vị triển khai dự án biết, phía Nhật Bản lại bắt tay làm sạch sông Tô Lịch lại từ đầu.
Khu vực đặt 'bảo bối' Nhật làm sạch sông Tô Lịch ra sao sau vụ xả nước Hồ Tây? ảnh 1

Dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản được khởi động ngày 16/5. Dự kiến sẽ báo cáo kết quả sau 2 tháng, tuy nhiên việc xả hơn 1 triệu m3 nước từ hồ Tây ra sông Tô Lịch đã khiến kết quả bị ảnh hưởng.

Khu vực đặt 'bảo bối' Nhật làm sạch sông Tô Lịch ra sao sau vụ xả nước Hồ Tây? ảnh 2

Ngày 16/7, Tổ chức xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản có công văn báo cáo và thông báo lùi thời gian lấy mẫu, đánh giá và công bố kết quả giai đoạn thí điểm làm sạch sông Tô Lịch thêm 2 tháng nữa.

Khu vực đặt 'bảo bối' Nhật làm sạch sông Tô Lịch ra sao sau vụ xả nước Hồ Tây? ảnh 3

Theo quan sát của PV, 4 chiếc 'bảo bối' của Nhật vẫn hoạt động bình thường, chạy 24/24 tại khu thí điểm trên sông Tô Lịch.

Khu vực đặt 'bảo bối' Nhật làm sạch sông Tô Lịch ra sao sau vụ xả nước Hồ Tây? ảnh 4

Chuyên gia Nhật đã xây dựng các phương án để làm sao các tấm Bioreactor đặt trong lòng sông vẫn kích hoạt vi sinh vật và giữ được các vinh sinh vật này, dù có xả nước hồ Tây hay xả mạnh hơn thì sẽ không bị cuốn trôi kết quả.

Khu vực đặt 'bảo bối' Nhật làm sạch sông Tô Lịch ra sao sau vụ xả nước Hồ Tây? ảnh 5

"Các giá thể đang thử nghiệm ở sông Tô Lịch giống như các tòa chung cư, các vi sinh vật cũng giống như con người sống trong tòa chung cư đó. Sắp tới, chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp sinh học để tòa chung cư đó không bị cuốn trôi khi nước lũ về", chuyên gia Nhật cho biết.

Khu vực đặt 'bảo bối' Nhật làm sạch sông Tô Lịch ra sao sau vụ xả nước Hồ Tây? ảnh 6

Khu vực trình diễn xử lý bùn vẫn hoạt động hết công suất.

Khu vực đặt 'bảo bối' Nhật làm sạch sông Tô Lịch ra sao sau vụ xả nước Hồ Tây? ảnh 7

Theo chuyên gia Nhật bản, phải xử lý được lượng bùn tồn đọng trên dòng sông Tô Lịch, ngay cả khi nạo vét cũng không thể hết được, khi có máy móc nạo vét vẫn phải tìm nơi chôn lấp bùn và việc chôn lấp rất lãng phí và gây ô nhiễm cho người dân.

Khu vực đặt 'bảo bối' Nhật làm sạch sông Tô Lịch ra sao sau vụ xả nước Hồ Tây? ảnh 8

Về chi phí vận hành, chuyên gia Nhật khẳng định dự án này ngay từ đầu được Nhật Bản tài trợ 100% nên dù kéo dài 2 tháng thì Nhật Bản vẫn tiếp tục tài trợ, phía Việt Nam không phải bỏ ra bất kì chi phí nào.

Khu vực đặt 'bảo bối' Nhật làm sạch sông Tô Lịch ra sao sau vụ xả nước Hồ Tây? ảnh 9

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị JVE cho biết muốn làm sạch sông Tô Lịch thì phải xử lý nước thải hằng ngày từ 280 cống và cả nước đang ô nhiễm bên trong. "Công nghệ Nhật Bản sẽ xử lý được nước thải trong ngày chứ không phải lưu chuyển nước thải đi đâu cả".

Khu vực đặt 'bảo bối' Nhật làm sạch sông Tô Lịch ra sao sau vụ xả nước Hồ Tây? ảnh 10

Ghi nhận của PV trong ngày hôm nay, nước sông Tô Lịch tại khu vực xử lý công nghệ Nhật nút giao Hoàng Quốc Việt đang có màu xanh nhạt, trong và không có mùi.

Khu vực đặt 'bảo bối' Nhật làm sạch sông Tô Lịch ra sao sau vụ xả nước Hồ Tây? ảnh 11
Khu vực đặt 'bảo bối' Nhật làm sạch sông Tô Lịch ra sao sau vụ xả nước Hồ Tây? ảnh 12

TS Tadashi Yamamura khẳng định sẽ làm sạch được sông Tô Lịch: "Chúng tôi rất mong có thể kết hợp các dự án để có thể khiến sông Tô Lịch giống dòng sông Thames ở Anh. Chuyên gia Nhật Bản khẳng định họ sẽ làm sạch được dòng sông Tô Lịch này. Sau 2 tháng có kết quả, chúng tôi sẽ công bố tất cả sau" .

Khu vực đặt 'bảo bối' Nhật làm sạch sông Tô Lịch ra sao sau vụ xả nước Hồ Tây? ảnh 13

Việc làm sạch sông Tô Lịch được nhiều sự quan tâm của người dân Thủ đô, tuy nhiên nếu không được sự hợp tác, hỗ trợ thì vẫn còn nguyên nỗi lo con sông luôn trong tình trạng ô nhiễm, thậm chí nặng nề hơn nữa sau hàng chục năm.

MỚI - NÓNG