Nhìn gần những 'thủ phạm' làm gia tăng ô nhiễm tại Hà Nội

TPO - Lượng phương tiện lớn, nhiều xe cũ xả khói đen đặc, công trường xây dựng “lộ thiên”, người dân sử dụng bếp than tổ ong,... đang được xem là nhóm "thủ phạm" góp phần gia tăng gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội.

Trong ngày 21 và 22/1, ghi nhận năm điểm quan trắc ở Hoàn Kiếm, Bắc Từ Liêm, Sóc Sơn (Hà Nội) có chỉ số chất lượng không khí AQI trên 200, tức ở mức xấu, mức ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. 

Được biết, nguyên nhân có sự kết hợp của các yếu tố như lặng gió, nghịch nhiệt, đối lưu khí quyển thấp làm cho các chất ô nhiễm do giao thông, xây dựng, đốt rơm rạ... không thể phát tán lên cao. Hiện tượng thường xuyên xảy ra trong thời kỳ giao mùa hoặc trước và sau không khí lạnh tràn về.

Theo các chuyên gia, ngoài yếu tố thời tiết, khí thải từ các phương tiện giao thông đặc biệt từ xe buýt, xe máy - ôtô cũ cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường. Cùng với đó, khói bụi từ những công trình xây dựng “lộ thiên”, thói quen sử dụng bếp cũng góp phần gia tăng ô nhiễm không khí…

Nhìn gần những 'thủ phạm' làm gia tăng ô nhiễm tại Hà Nội ảnh 1 Các hoạt động giao thông được xem là một trong những "thủ phạm" gây ô nhiễm không khí.
Nhìn gần những 'thủ phạm' làm gia tăng ô nhiễm tại Hà Nội ảnh 2 Lượng phương tiện cá nhân, công cộng ở Thủ đô ngày một nhiều khiến lượng khí thải càng tăng lên.
Nhìn gần những 'thủ phạm' làm gia tăng ô nhiễm tại Hà Nội ảnh 3  Những chiếc xe buýt, xe khách cũ thải khói đen đặc trên đường phố
Nhìn gần những 'thủ phạm' làm gia tăng ô nhiễm tại Hà Nội ảnh 4  
Nhìn gần những 'thủ phạm' làm gia tăng ô nhiễm tại Hà Nội ảnh 5 Theo các chuyên gia, những chiếc máy cũ thải khí gấp 3-5 lần so với dòng xe mới. 
Nhìn gần những 'thủ phạm' làm gia tăng ô nhiễm tại Hà Nội ảnh 6 
Nhìn gần những 'thủ phạm' làm gia tăng ô nhiễm tại Hà Nội ảnh 7 Hoạt động xây dựng góp phần không nhỏ khiến không khí thêm ô nhiễm.
   Nhìn gần những 'thủ phạm' làm gia tăng ô nhiễm tại Hà Nội ảnh 8 Nhiều công trình giao thông ở Thủ đô chưa thực hiện đúng quy định về bảo vệ môi trường. 
Nhìn gần những 'thủ phạm' làm gia tăng ô nhiễm tại Hà Nội ảnh 9 Nhiều nơi ở Hà Nội, bếp than tổ ong vẫn được người dân sử dụng.
Nhìn gần những 'thủ phạm' làm gia tăng ô nhiễm tại Hà Nội ảnh 10 Theo Chỉ thị 15/CT-UBND của UBND thành phố Hà Nội, từ đầu năm 2021, trên địa bàn thành phố sẽ xoá bỏ hoàn toàn việc sử dụng bếp than tổ ong. Tuy nhiên do giá rẻ hơn nhiều so với bếp điện nên nhiều người vẫn chưa bỏ thói quen dùng bếp than tổ ong mặc dù ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nhìn gần những 'thủ phạm' làm gia tăng ô nhiễm tại Hà Nội ảnh 11 Tình trạng đốt rác mà không phân loại vẫn đang diễn ra tại nhiều nơi ở Hà Nội.  

UBND thành phố Hà Nội có công văn chỉ đạo triển khai các biện pháp cải thiện chỉ số chất lượng không khí trên địa bàn.

Để cải thiện chỉ số chất lượng không khí AQI trên địa bàn thành phố, UBND thành phố yêu cầu Sở TN&MT vận hành ổn định hệ thống quan trắc môi trường, cung cấp thông tin diễn biến chất lượng không khí liên tục tới các cơ quan báo chí truyền thông để phục vụ công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng.

Sở TN&MT phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức ra quân từ đầu năm 2021 để kiểm tra, đôn đốc các quận, huyện, thị xã vận động người dân không đốt rơm rạ, không tái sử dụng bếp than tổ ong, rà soát vận động các cơ sở sản xuất bếp than/than tổ ong chuyển đổi loại hình kinh doanh, nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu loại bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong trên địa bàn thành phố.

Công an thành phố tăng cường phối hợp các đơn vị chức năng kiểm tra, rà soát, xử lý các phương tiện giao thông xả khói đen; phương tiện cơ giới quá niên hạn sử dụng, trong đó tập trung các phương tiện sử dụng nhiên liệu dầu diesel; không đảm bảo che chắn gây ô nhiễm môi trường, cuốn đất đá trên đường.

Sở Xây dựng tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các công trình xây dựng, công trình cải tạo sửa chữa, lát đá vỉa hè.

Sở Y tế phối hợp Sở TN&MT xây dựng kịch bản ứng phó, khuyến cáo người dân trong các ngày chỉ số chất lượng không khí AQI ở mức rất xấu, nguy hại để giảm thiểu tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng. Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp MTTQ thành phố tăng cường tuyên truyền, vận động các cơ sở tôn giáo, thờ tự hạn chế đốt hương, vàng mã, đặc biệt trong vác dịp lễ tết cuối năm và lễ hội đầu năm mới để giảm thiểu tác động tới môi trường không khí.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.