Nhập khẩu gỗ từ Campuchia tăng 15 lần

3 tháng đầu năm 2014, gỗ và sản phẩm gỗ nhập từ Campuchia có trị giá 97,3 triệu USD, tăng gần 15 lần so với mức 6,6 triệu USD cùng kỳ năm ngoài, theo Tổng cục Hải quan.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2014, Việt Nam phải bỏ ra 861 triệu USD để nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, tăng 2 lần so với cùng kỳ 2013. Trong đó nhập khẩu lớn nhất là từ Lào chiếm gần 32% và Campuchia chiếm gần 17% giá trị.

Phía doanh nghiệp cho biết, trước đây, muốn nhập khẩu gỗ từ Campuchia phải mất nhiều thời gian hơn trong việc xin giấy phép. Sau khi Thông tư 01/2014, các nghiệp không cần phải xin giấy phép của  Bộ Công Thương. Do đó, thương nhân chỉ cần đóng thuế tại hải quan biên giới là được nhập hàng về.

Do lượng gỗ nhập từ thị trường này tăng mạnh, mới đây Thủ tướng Campuchia có công văn gửi Thủ tướng Việt Nam đề nghị quay lại thực hiện theo quy trình thủ tục cũ. Theo đó, doanh nghiệp phải có công văn thông báo, giấy phép xuất khẩu của Bộ Thương mại Campuchia và sự đồng ý của Bộ Công Thương Việt Nam mới có thể nhập gỗ .

Phía Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores) cho rằng, mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu gỗ từ 40 nước nhưng không quốc gia nào có yêu cầu phải đăng ký với Bộ Công Thương mới được nhập về. Do đó, Bộ Công Thương mới có Thông tư 01 nhằm bỏ quy định này để tránh những thủ tục không cần thiết.

Hiệp hội cũng cho hay, mặt hàng này từ Campuchia chủ yếu là gỗ quý và vốn đã được quản lý rất chặt theo Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Cites). Theo đó, nếu một  sản phẩm nào nằm trong danh mục này khi xuất qua một nước khác thì phải có sự đồng ý của Cites của cả nước nhập và nước xuất mới được tiến hành mua bán. Vì thế, trình tự thủ tục quá phức tạp là điều không cần thiết. 

Theo Theo Nông nghiệp
MỚI - NÓNG
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
TPO - Theo tờ trình mới nhất, Chính phủ đề xuất tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 dự kiến là hơn 256.000 tỷ đồng. Chương trình được thực hiện trong 11 năm với các giai đoạn cụ thể. Nhiều chuyên gia văn hóa khẳng định ngân sách nhà nước đầu tư cho văn hóa là vô cùng cần thiết nhưng không nên bấu víu vào “bầu sữa” ngân sách.