Nhà công, đất công... của chùa!

Nhà công, đất công... của chùa!
TP - Một doanh nghiệp nhà nước được nhà nước cho thuê nhà với giá thấp, thay vì sử dụng đúng mục đích, doanh nghiệp này lại mang nhà đất cho thuê lại với thời hạn 30 năm. Không hiểu vì lá bùa nào, trên mảnh đất vừa thuê qua tay đã mọc lên cao ốc.

> Cứu doanh nghiệp, trách nhiệm thuộc về ai?
> Đột phá mới hy vọng vực dậy kinh tế

Chiếu theo quy định của luật pháp rõ ràng là không được, nhưng tại Hà Nội điều đó lại là có thể. Trên các khu phố sầm uất vào bậc nhất Hà Nội hiện còn hàng trăm ngôi nhà mặt tiền đắc địa.

Về mặt hình thức nó vẫn được gắn cho cái mác nghe rất bao cấp “ nhà thuộc doanh nghiệp nhà nước”. Thế nhưng thực tế, việc sử dụng, cho thuê, cho thuê lại đã bị cơn lốc thị trường làm cho tơi tả.

Nhiều người được hưởng lợi từ sự biến thái của quỹ nhà đất thuộc sở hữu nhà nước trị giá cả tỷ đô la. Riêng nhà nước thì không, thậm chí khối tài sản đó đang ngày bị gặm nhấm giá trị.

Sau 6 năm thực hiện Quyết định 09 của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước đến nay Hà Nội mới giải quyết được 1.112 đơn vị trên 7.772 đơn vị, đạt khoảng 13%.

Điều đáng nói là chỉ với việc bán tài sản, chuyển nhượng đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại 10 đơn vị thuộc khối T.Ư, thành phố đã thu được 2.800 tỷ đồng. Hiện trên địa bàn Hà Nội còn gần 4 triệu m2 nhà và 17 triệu m2 đất đang chờ được xử lý. Có nghĩa là số phận khối tài sản hàng chục ngàn tỷ đồng của nhà nước chưa được định đoạt.

Trong khi đó hằng ngày, hằng giờ “núi tiền” này đang bị khai thác trái mục đích như: cho thuê, cho mượn, bố trí làm nhà ở, để hoang hoá, không sử dụng. Lý giải về sự chậm trễ trong xử lý quỹ nhà công, đất công tại Hà Nội người ta có thể nại ra hàng ngàn lý do như: thiếu nhân lực, rồi sự phức tạp do lịch sử để lại,...

Tuy nhiên, có một lý do không thể phủ nhận được bởi tâm lý ăn sâu trong tiềm thức của không ít công chức “của công là của chùa” . Hơn nữa, đằng sau khối tài sản của công đó lại đang có nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân đang hằng ngày “ngồi mát ăn bát vàng”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.