Quảng Nam:

Người dân vùng ngập tự chế bè nổi bằng thùng nhựa chứa cả tấn đồ trên nước lũ

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Người dân ở vùng trũng ngập Quảng Nam tự sáng chế ra chiếc bè nổi bằng thùng phuy rỗng để chứa đồ đạc khi nước lên. Nước dâng thì bè dâng đồ đạc không sợ bị ngập nước hư hỏng và không còn phải khiêng đồ đi cất giữ nơi khác

Người dân vùng ngập ở Quảng Nam tự chế bè bằng thùng phuy rỗng chứa cả tấn đồ nổi trên nước lũ. (Video: Hoài Văn)

Anh Châu Văn Cư ở thôn Vĩnh Bình, xã Tam Thăng, TP. Tam Kỳ (Quảng Nam) tự chế chiếc bè nổi bằng cách ghép các thùng phuy rỗng bằng nhựa, nẹp lại với nhau bởi dây thừng và các thanh sắt. Nước lũ đến đâu thì chiếc bè cũng dâng lên theo đến đó, không còn phải khiêng đồ đi cất giữ nơi khác. Cách này giúp anh bảo toàn đồ đạc suốt mùa mưa lũ.

Người dân vùng ngập tự chế bè nổi bằng thùng nhựa chứa cả tấn đồ trên nước lũ ảnh 1

Anh Châu Văn Cư tự chế bè để chứa đồ đạc trong mùa mưa lũ.

Anh cho hay, nhà ở ngay vùng trũng cứ mưa xuống lại ngập, ngán cảnh mang đồ đạc đi gửi nên anh nghĩ cách chế chiếc bè nổi này.

Chiếc bè làm bằng những chiếc thùng phuy rỗng bằng nhựa, cứ 3 thùng ghép thành một bè, cố định bằng dây thừng và các thanh sắt.

Người dân vùng ngập tự chế bè nổi bằng thùng nhựa chứa cả tấn đồ trên nước lũ ảnh 2

Chiếc bè đơn giản nhưng giúp gia đình anh Cư khỏe hơn trong mùa lũ.

“Cứ mưa xuống là mình chất đồ lên, nước dâng lên bao nhiêu thì nổi lên bấy nhiêu. Nếu trọng lượng lớn quá thì mình ghép 2 bè 6 phuy lại với nhau thì có thể chất lên cả tấn hàng vẫn được”, anh nói và cho hay cách làm này giúp gia đình anh bảo toàn đồ đạc suốt 5 năm nay.

Người dân vùng ngập tự chế bè nổi bằng thùng nhựa chứa cả tấn đồ trên nước lũ ảnh 3

Nước lũ tấn công nhà dân ở Quảng Nam.

Xã Tam Thăng là một trong những địa phương thuộc vùng trũng, thường xuyên gánh chịu trận ngập mỗi khi mưa lớn.

Đến trưa ngày 16/10, nước vẫn còn “cố thủ” trong nhiều nhà dân. Tuyến đường dẫn vào khu dân cư thôn Vĩnh Bình, xã Tam Thăng có chỗ ngập sâu cả mét, nhiều người phải dùng ghe để di chuyển trên đường vì nước ngập quá sâu.

MỚI - NÓNG