Người dân căng lều chống 'cát tặc', chính quyền tạm đình chỉ khai thác

Người dân ghi hình hoạt động khai thác cát.
Người dân ghi hình hoạt động khai thác cát.
TPO - Gần 1 tháng nay, người dân địa phương dựng lều canh 24/24h phòng chống nạn khai thác cát tràn lan trên sông Chảy, địa bàn xã Đông Khê, Đoan Hùng, Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ đã yêu cầu tạm dừng khai thác cát tại khu vực này.

Theo phản ánh của người dân sinh sống tại xã Đông Khê, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, việc khai thác cát diễn trên sông Chảy thuộc địa bàn xã Đông Khê, huyện Đoan Hùng từ năm 2017. Đến năm 2018, nhiều tàu cuốc, tàu hút được các đối tượng huy động triển khai rầm rộ như "đại công trường" trên sông Chảy, địa bàn xã Đông Khê, huyện Đoan Hùng. 

Người dân căng lều chống 'cát tặc', chính quyền tạm đình chỉ khai thác ảnh 1 Đại công trường cát tặc gây sạt lở đất nông nghiệp khiến dân lo ngại.

Cũng theo phản ánh, việc khai thác cát đã khiến hoa màu, ruộng vườn của người dân trôi sông. Chính vì thế người dân đã phản ánh việc khai thác cát trái phép gây sạt lở đất canh tác nông nghiệp đến chính quyền địa phương. Thế nhưng đến cuối năm 2018, tình trạng khai thác cát trái phép vẫn không có biến chuyển nhiều. Kể từ tháng 11/2018 đến nay, người dân đã dựng lều lập chốt để xua đuổi các tàu hút cát.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Doãn Minh Khang – Chủ tịch UBND xã Đông Khê, Đoan Hùng cho biết, việc khai thác cát diễn ra từ năm 2017 cho tới đầu năm 2019 thì tạm dừng.

Người dân căng lều chống 'cát tặc', chính quyền tạm đình chỉ khai thác ảnh 2 Dân dựng lều canh cát tặc.

Theo ông Khang, việc tạm dừng khai thác là do người dân phản ánh, chính quyền xã đã có văn bản gửi lên UBND huyện Đoan Hùng. Do tình hình căng thẳng, UBND huyện Đoan Hùng đã phản ánh lên UBND tỉnh Phú Thọ và tỉnh đã yêu cầu tạm dừng hoạt động, ông Khang cho biết.

Người dân căng lều chống 'cát tặc', chính quyền tạm đình chỉ khai thác ảnh 3 Nhiều tàu khai thác cát hoạt động trên sông Chảy. Ảnh: M.Đ
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.