Ánh sáng cuối đường hầm
Phẫu thuật hứa hẹn sẽ mang lại nhiều hy vọng cho bệnh nhân. Tỷ lệ tử vong sau mổ ung thư đại tràng là khoảng 3-5% nếu chưa biến chứng, và 20-30% nếu đã có biến chứng.
Tỷ lệ sống được 5 năm sau mổ là 90% nếu ung thư còn trong lòng ruột, 50% nếu ung thư đã ăn qua thành ruột, chưa ăn vào hạch, còn 30% khi u đã ăn vào hạch và 10% nếu đã di căn vào tạng.
Anh Hoàng Trung ở Vĩnh Tuy, Hà Nội mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 đã gần 5 năm nay, bao nhiêu tiền của đã đổ vào việc chạy chữa những cũng chỉ hạn chế phần nào căn bệnh. Nhiều lúc nghĩ tới bệnh tật cũng nản, nhưng có bệnh thì phải “vái tứ phương” chứ biết sao giờ.
Nhưng càng vái anh càng mệt, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Thời gian gần đây, anh thường thấy trong người thường khó tiêu, ăn uống kém hơn đợt trước, nhiều hôm đang ở nhà mà bụng lên cơn đau dữ dội, bụng nổi những u cục đau quặn, có những rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy kéo dài, khi anh uống thuốc để giữ nước và hạn chế tiêu chảy thì lại chuyển qua tình trạng táo bón.
Tuần trước, một cơn đau lại hành hạ anh khiến anh Trung không thể nào chịu đựng nổi, gia đình vội vã kêu xe đưa anh nhập viện nhờ bác sĩ kiểm tra. Qua các xét nghiệm, bác sĩ kết luận anh Trung đang bị ung thư đại tràng giai đoạn đầu, việc này khiến anh Trung sốc thực sự.
Theo ThS.BS Nguyễn Huy Cường (Phòng khám Nội tiết-Đái tháo đường, Thái Hà, Hà Nội): Bệnh tiểu đương (đặc biệt ở dạng tuýp 2) có khả ngăn mắc bệnh về ung thư dạ dày, tá tràng, ung thư đại tràng khá cao, bởi các bệnh nhân khi đã mắc đái tháo đường thì đều là những người tuổi cao, béo phì và hút thuốc lá. Chính vì vậy, khi một bệnh bùng phát, sức đề kháng của cơ thể cũng kém đi. Đây sẽ là nguyên nhân kéo theo những căn bệnh khác (đã được ủ bệnh từ lâu)
Đối với người ung thư đại tràng chưa biến chứng, phương pháp điều trị triệt để là cắt đại tràng. Đôi khi còn phải cắt bỏ toàn bộ một hay nhiều tạng bị ung thư xâm lấn hay di căn. Trường hợp ung thư di căn không thể cắt triệt để thì cắt bỏ đoạn ruột có khối u hoặc làm hậu môn nhân tạo, để đề phòng các biến chứng.
Trong trường hợp tắc ruột, phương pháp điều trị là cắt đại tràng kèm khối u hoặc làm hậu môn nhân tạo hoặc nối tắt nếu không cắt u được. Nếu khối u đã vỡ gây viêm phúc mạc thì phải cắt đại tràng có u và đưa hai đầu ruột ra ngoài.
Ngoài điều trị bằng phẫu thuật, người ta còn sử dụng hóa trị và miễn dịch để điều trị bổ túc sau cho các trường hợp có di căn xâm lấn. Không dùng xạ trị cho ung thư đại tràng vì dễ gây viêm nhiễm xạ cho các tạng trong ổ bụng.
Ngoài 50, nên cẩn thận
Hiện nay, y học chưa biết chính xác nguyên nhân gây ung thư đại tràng. Tuy nhiên, có những yếu tố nguy cơ chắc chắn làm dễ mắc bệnh hơn như tuổi tác, vì có trên 9% bệnh nhân ung thư đại tràng là trên 50 tuổi. Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng khá lớn. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh ung thư đại tràng hay đường ruột, thì con cái cũng dễ mắc bệnh này.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống nhiều chất mỡ động vật, thịt màu đỏ, nghèo chất xơ nguồn gốc thực vật, ít vận động, béo phì, uống nhiều rượu và hút nhiều thuốc lá… Những người mắc các bệnh đái tháo đường, viêm loét dạ dày tá tràng, người viêm ruột mãn tính cũng dễ mắc bệnh.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, thì cả nam lẫn nữ nên đi khám bệnh tổng hợp hằng năm từ tuổi 50. Muốn phát hiện sớm bệnh ung thư đại tràng khi đang mắc bệnh đái tháo đường cần thử phân xem có chảy máu không, vì bệnh ung thư đại tràng là bệnh khó chuẩn đoán bằng các triệu chứng, lại dễ bị nhầm lẫn sang cá bệnh khác.
Rau xanh, cà rốt và dầu ô liu
Đây là ba trợ thủ đắc lực đối với những ai không may bị ung thư đại tràng. Các nhà khoa học phát hiện ra loại axit maslinic trong dầu ô liu và đã chứng minh được rằng axit maslinic có tác dụng điều hòa tăng sinh tế bào và có thể dùng điều trị ung thư đại tràng. Còn các loại rau xanh như bắp cải, súp lơ xanh, cải xoong và trái cây như táo, lê, kiwi, mận, đào, nho, dâu tây, dưa hấu…
Ngoài việc cung cấp chất xơ và vitamin cùng khoáng chất cho cơ thể còn có nhiều hợp chất có khả năng kìm hãm sự phát triển những tế bào ung thư đại tràng và hạn chế khả năng di căn của loại ung thư này.
Một nghiên cứu mới đây tại Italy cũng cho thấy, cà rốt sống chứa một lượng lớn các hợp chất có khả năng chống lại bệnh ung thư đại tràng, trực tràng và hạn chế bệnh tiểu đường.