Nghiện smartphone có thể teo cơ ngón tay

Bác sĩ Thành đang khám cho bệnh nhân bị tê tay do dùng các thiết bị điện tử thời gian dài trong ngày. Ảnh:Khánh Trung.
Bác sĩ Thành đang khám cho bệnh nhân bị tê tay do dùng các thiết bị điện tử thời gian dài trong ngày. Ảnh:Khánh Trung.
Theo Bệnh viện ĐH Y Dược TP. HCM, ngày càng nhiều người đến khám do đau cổ bàn tay, các ngón tay, đau mỏi vùng vai... Bệnh lâu ngày sẽ để lại di chứng như teo cơ ngón tay.

Bác sĩ Nguyễn Đức Thành, khoa Chấn thương chỉnh hình, ĐH Y dược TP HCM cho biết nguyên nhân gây ra các bệnh lý trên do sử dụng điện thoại, máy tính bảng thường xuyên.

Theo bác sĩ Thành, các bệnh nhân này trên đa số là dân văn phòng. Ngoài việc sử dụng máy tính người bệnh còn dùng điện thoại thường xuyên. Biểu hiện bệnh chủ yếu là đau ở bàn tay, cột sống cổ, cột sống thắt lưng, vai.

Việc sử dụng các thiết bị công nghệ và cố định một tư thế sẽ gây tác động lớn lên dây chằng, gân cơ vùng xương cổ, vai và vùng thắt lưng, cũng như các dây chằng, gân cơ ở vùng cổ tay, bàn tay.

Khi khởi phát, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức ở phần gốc ngón tay, cử động nhiều tay không duỗi ra được. Các ngón tay đều có thể bị nhưng thường gặp nhất là ở ngón tay cái. Trường hợp nhẹ có thể điều trị bằng thuốc, nặng phải phẫu thuật để giải phóng, làm rộng bao gân.

Ở giai đoạn thứ phát, người bệnh sẽ đau ở vùng cổ tay. Do tư thế sử dụng smartphone cổ tay thường gấp và xoay vào trong quá mức gây kích thích viêm bao gân vùng gân, lâu dần bao gân bị hẹp lại gây ra đau và hạn chế vận động. Đây cũng là bệnh phổ biến nhiều người mắc phải.

Khi sử dụng các thiết bị điện tử lâu ngày người dùng sẽ có cảm giác tê tay như kiến bò, không thể làm việc. Bệnh này có thể gây hậu quả và để lại di chứng teo cơ ngón tay. Gặp phải những triệu chứng như trên người bệnh sẽ phải phẫu thuật.

“Đối với các bệnh lý gân, cơ tthường ít để lại di chứng nhưng làm cho người bệnh đau đớn kéo dài, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Đối với những bệnh liên quan đến thần kinh với các biểu hiện đau, tê, chèn ép thần kinh, nếu điều trị không kịp thời sẽ để lại di chứng lâu dài hoặc vĩnh viễn. Khi đó dây thần kinh chèn ép lâu ngày, gây thoái hóa nặng”, bác sĩ Thành cho biết.

Để phòng bệnh và điều trị, bác sĩ khuyến cáo người dùng phải giảm tổng thời gian dùng các thiết bị công nghệ trong một ngày, thay tư thế, nghỉ giải lao và vận động để giảm sức căng.

Người dùng nên phân phối lực cầm, bấm điện thoại lên cả hai tay hoặc đặt điện thoại lên bàn, làm giảm áp lực lên gân cơ, dây chằng của bàn tay.

Bên cạnh đó, người dùng nên tập những bài thể dục chuyên biệt cho bàn tay dưới sự tư vấn và hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa xương khớp hoặc vật lý trị liệu. Những bài tập này giúp làm khỏe các gân cơ, dây chằng và cũng có tác dụng phòng bệnh.

Khi có biểu hiện tê nhức bàn tay, có cảm giác kiến bò, người dùng phải đi khám bác sĩ chuyên khoa để phát hiện kịp thời.

Theo Theo Lao động
MỚI - NÓNG
Người Tiền Phong luôn tiên phong
Người Tiền Phong luôn tiên phong
TP - Sau cơn bão số 4, mưa lũ dồn dập trút xuống nhiều tỉnh thành miền Bắc khiến nhiều bản làng, nhà cửa và hàng trăm người dân bị cuốn trôi, mất tích. Nhận lệnh từ Ban Biên tập báo Tiền Phong, nhóm phóng viên Bắc Trung bộ lập tức lên đường từ miền Trung ra miền Bắc để chi viện “điểm nóng”.