TPO - Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi mới nhất vừa được Chính phủ trình Quốc hội, đã được điều chỉnh trên cơ sở tiếp thu góp ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong dự thảo, quy định về chế độ bảo hiểm xã hội một lần đã được hiệu chỉnh thành 2 phương án với quy định hoàn toàn mới.
TPO - Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất cho phép giáo viên mầm có tuổi nghỉ hưu thấp hơn 5 năm so với tuổi nghỉ hưu chung do giáo viên mầm non chịu nhiều áp lực, ức chế tâm lý ảnh hưởng tới sức khoẻ thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội không đồng thuận và cho rằng có thể xem xét đưa vào diện ngành nghề nặng nhọc để được nghỉ hưu trước tuổi.
TPO - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có đề xuất giảm điều kiện về tuổi để được nhận trợ cấp xã hội với người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp hằng tháng. Với người cao tuổi thuộc diện này, người cao tuổi sẽ nhận được trợ cấp hằng tháng của nhà nước từ đủ 75 tuổi trở lên, thay vì phải chờ tới 80 tuổi như hiện hành. Nếu được thông qua, sẽ có hơn 800.000 người cao tuổi được nhận trợ cấp hằng tháng.
TPO - 8 hiệp hội doanh nghiệp và ngành hàng cùng cho rằng, đa số người lao động Việt Nam làm việc chân tay, khi nữ tới 55 tuổi, nam 60 tuổi khó đảm bảo sức khoẻ để làm việc tiếp, nguy cơ mất việc làm cao. Do đó, nên tạo điều kiện cho họ nghỉ hưu sớm ở mức tuổi như trên khi đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên.
Bạn đọc Trần Ngọc Hải (Hải Phòng) hỏi: Năm nay tôi 57 tuổi, hiện công tác tại đơn vị sự nghiệp cấp huyện, thuộc danh mục nghề nặng nhọc, độc hại. Tới nay tôi đã đóng BHXH 37 năm. Nay tôi muốn xin nghỉ hưu trước tuổi cần đạt điều kiện gì và các chế độ được hưởng ra sao?
Bộ LĐ-TB&XH vừa ban hành Thông tư 06/2021 sửa đổi quy định về BHXH bắt buộc tại Thông tư 59/2015, trong đó điều chỉnh cách tính số tháng dư trong tính lương hưu của người nghỉ hưu trước tuổi.
TPO - Những người có chức vụ lãnh đạo sẽ được kéo dài thời gian làm việc thêm 5 năm so với tuổi nghỉ hưu chung, đây là 1 phần trong Dự thảo Nghị định quy định về tuổi nghỉ hưu từ năm 2021 theo Bộ Luật Lao động sửa đổi năm 2019, đang được Bộ LĐ-TB&XH đưa ra lấy ý kiến.
TPO - Bộ LĐ-TB&XH vừa đưa ra lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu từ năm 2021 theo Bộ Luật Lao động sửa đổi năm 2019. Dự thảo gồm hướng dẫn chi tiết về lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu từng năm, lộ trình nghỉ hưu trước tuổi, trường hợp được kéo dài thời gian làm việc sau tuổi nghỉ hưu...
TPO - Quốc hội đã chính thức thông qua Bộ Luật Lao động sửa đổi, với việc tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường từ 60 lên 62 tuổi với nam, và từ 55 lên 60 tuổi với nữ. Cùng đó, người lao động được phép nghỉ hưu trước tuổi, hoặc nghỉ hưu muộn hơn, theo từng điều kiện khác nhau.
Quảng Bình dôi dư tới 299 cán bộ, công chức sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã. Địa phương này đang giải quyết nhiều trường hợp "nghỉ hưu non" theo quy định.
TPO - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, từ ngày 1/1/2020, sẽ có 3 chính sách về chế độ hưu trí chính thức được áp dụng. Trong đó có việc tăng điều kiện để được nghỉ hưu trước tuổi.
TP - Bạn đọc N.V.Y (Hải Phòng) hỏi: Trường hợp đóng BHXH đến tháng 1/2018 thì vi phạm pháp luật và bị phạt tù 15 năm, vậy có đươc hưởng BHXH một lần, có được uỷ quyền cho người khác làm thủ tục hưởng, và thủ tục thực hiện ra sao?
Bạn đọc Trương Minh Sang (Phú Yên) hỏi: Tôi là công chức, làm việc được 30 năm, đóng BHXH đầy đủ từ năm 1986 đến nay, hệ số lương hiện hưởng là 5,28. Nay, tôi bị bệnh hở van tim 3/4 nên muốn nghỉ hưu trước tuổi. Vậy, tôi cần có điều kiện gì để được nghỉ hưu trước tuổi?
TPO - Tại bản Dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi mới nhất vừa được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 20/9, đơn vị soạn thảo đã sửa đổi đề xuất về tăng tuổi nghỉ hưu so với các dự thảo trước đó.
TP - Từ năm 2016, chính sách nghỉ hưu bắt đầu thay đổi và từ năm 2018 mức hưởng lương hưu cũng được tính toán lại. Điều này khiến nhiều người lao động tìm cách về hưu trước tuổi nhằm chạy trước những thay đổi của chính sách bảo hiểm xã hội.