Đề xuất nhiều chức danh lãnh đạo được kéo dài thời gian làm việc thêm 5 năm

Cán bộ từ cấp thứ trưởng trở lên sẽ được kéo dài thời gian làm việc thêm 5 năm. Ảnh mang tính minh hoạ.
Cán bộ từ cấp thứ trưởng trở lên sẽ được kéo dài thời gian làm việc thêm 5 năm. Ảnh mang tính minh hoạ.
TPO - Những người có chức vụ lãnh đạo sẽ được kéo dài thời gian làm việc thêm 5 năm so với tuổi nghỉ hưu chung, đây là 1 phần trong Dự thảo Nghị định quy định về tuổi nghỉ hưu từ năm 2021 theo Bộ Luật Lao động sửa đổi năm 2019, đang được Bộ LĐ-TB&XH đưa ra lấy ý kiến.

Theo Dự thảo Nghị định trên, từ năm 2021, tuổi nghỉ hữu với nam sẽ tăng theo lộ trình mỗi năm thêm 3 tháng cho tới khi đủ 62 tuổi. Nữ tăng theo lộ trình mỗi năm thêm 4 tháng cho tới khi đủ 60 tuổi. Trường hợp suy giảm khả năng lao động, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ được nghỉ hưu sớm hơn 5 năm so với tuổi trên. 

Trường hợp cán bộ, công chức và những người được bổ nhiệm chức vụ, chức danh quan trọng có thể được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn vẫn tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Cơ quan có thẩm quyền quyết định thời gian nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức, nhưng không quá 5 năm (lãnh đạo nam được làm tới 67 tuổi, nữ làm tới 65 tuổi).

Cụ thể, gồm nữ giữ các chức danh:

Phó Trưởng Ban các Ban Trung ương Đảng; Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Phó Chủ nhiệm chuyên trách các Ủy ban của Quốc hội.

Thứ trưởng bộ; cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang bộ; người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ.

Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cấp phó các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương.

Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản; Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật.

Sĩ quan trong lực lượng vũ trang có quân hàm cấp tướng.

Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Ủy viên Ban Thường vụ kiêm Trưởng các ban đảng của Thành ủy thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Nam giữ các chức vụ, chức danh: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Các trường hợp được áp dụng kéo dài thêm tuổi làm việc như trên hiện được quy định tại Nghị định 53/2015 của Chính phủ.

Lộ trình áp dụng tăng tuổi làm việc với chức vụ lãnh đạo, quản lý như sau:

Lao động nam

Lao động nữ

Năm đủ tuổi nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu cao hơn

 Năm sinh

Năm đủ tuổi nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu cao hơn

Năm sinh

2021

65 tuổi 3 tháng

Từ tháng 01/1961 đến tháng 9/1961

2021

60 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1966 đến tháng 8/1966

2022

65 tuổi 6 tháng

Từ tháng 10/1961 đến tháng 6/1962

2022

60 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1966 đến tháng 4/1967

2023

65 tuổi 9 tháng

Từ tháng 7/1962 đến tháng 3/1963

2023

61 tuổi

Từ tháng 5/1967 đến tháng 12/1967

2024

66 tuổi

Từ tháng 4/1963 đến tháng 12/1963

2024

61 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1968 đến tháng 8/1968

2025

66 tuổi 3 tháng

Từ tháng 01/1964 đến tháng 9/1964

2025

61 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1968 đến tháng 5/1969

2026

66 tuổi 6 tháng

Từ tháng 10/1964 đến tháng 6/1965

2026

62 tuổi

Từ tháng 6/1969 đến tháng 12/1969

2027

66 tuổi 9 tháng

Từ tháng 7/1965 đến tháng 3/1966

2027

62 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1970 đến tháng 8/1970

2028

67 tuổi

Từ tháng 4/1966 trở đi

2028

62 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1970 đến tháng 4/1971

2029

63 tuổi

Từ tháng 5/1971 đến tháng 12/1971

2030

63 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1972 đến tháng 8/1972

2031

63 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1972 đến tháng 4/1973

2032

64 tuổi

Từ tháng 5/1973 đến tháng 12/1973

2033

64 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1974 đến tháng 8/1974

2034

64 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1974 đến tháng 4/1975

2035

65 tuổi

Từ tháng 5/1975 trở đi

Dự kiến, Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.

MỚI - NÓNG
Theo Bộ Công Thương, sức ép tăng giá điện rất lớn trong bối cảnh EVN đang bị lỗ rất lớn do chi phí đầu vào hơn 4 năm không được điều chỉnh.
EVN mong sớm tăng giá điện
TPO - Theo lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực - Bộ Công Thương, giá than, giá dầu và tỷ giá là những vấn đề gây sức ép nhất với giá thành sản xuất điện năm 2022. Bộ Công Thương đã báo cáo Chính phủ liên quan đến các phương án đề xuất tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Theo công bố của Bộ Công Thương, năm 2022, EVN bị lỗ
EVN lỗ hơn 26.000 tỷ đồng, đối diện nguy cơ mất cân đối tài chính
TPO - EVN bị lỗ tổng cộng hơn 26.200 tỷ đồng và đang đối diện nguy cơ mất cân đối tài chính, giá điện dự kiến cũng sẽ sớm được điều chỉnh... Đó là thông tin được Bộ Công Thương đưa ra tại cuộc họp báo công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2021 và năm 2022, diễn ra chiều tối nay (31/3).