Ngày khoa học và công nghệ: Không phải tôn vinh mà là trình diễn

Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam được kỳ vọng sẽ khơi dậy đam mê nghiên cứu khoa học cho giới trẻ. Ảnh minh họa: Ngọc Châu
Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam được kỳ vọng sẽ khơi dậy đam mê nghiên cứu khoa học cho giới trẻ. Ảnh minh họa: Ngọc Châu
TP - Các phòng thí nghiệm trọng điểm, viện nghiên cứu, trường đại học sẽ mở cửa đón học sinh, sinh viên vào tham quan, xem trình diễn các thành tựu khoa học, công nghệ. Qua đó, hứa hẹn thổi bùng đam mê nghiên cứu của giới trẻ.

Tại Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam (KHCNVN) lần đầu được tổ chức vào 18/5/2014, các phòng thí nghiệm trọng điểm, viện nghiên cứu, trường đại học sẽ mở cửa đón học sinh, sinh viên vào tham quan, xem trình diễn các thành tựu khoa học, công nghệ. Qua đó, hứa hẹn thổi bùng đam mê nghiên cứu của giới trẻ.

“Có thể luộc khoai mời bà con ăn”

Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2013 quy định Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam là 18/5 hằng năm.

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, không giống như Ngày hiến chương các nhà giáo (20/11), Ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2), Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam không phải là tôn vinh các nhà khoa học mà là ngày giới khoa học trong nước trưng bày, trình diễn những thành tựu nghiên cứu, sáng tạo của mình với công chúng.

Ông Phạm Công Tạc, Chánh văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, mục tiêu của Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam là khơi dậy đam mê sáng tạo của cả một dân tộc, nhất là giới trẻ thông qua các hoạt động cụ thể.

Các nước trên thế giới tổ chức ngày này nhằm chia sẻ kiến thức và tăng cường sự giao lưu giữa các nhà khoa học và dân chúng, thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học.

Dự kiến, trong Ngày khoa học và công nghệ lần đầu được tổ chức ở Việt Nam, sẽ có hàng loạt hoạt động diễn ra trong suốt hai tuần trước và sau ngày 18/5.

Đáng chú ý nhất là việc giới khoa học cả nước sẽ trình diễn những gì mà mình có cho công chúng xem. Cụ thể, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm trọng điểm, trường đại học phải mở cửa đón học sinh, sinh viên vào tham quan, xem trình diễn các thành tựu khoa học, công nghệ.

Ví dụ học sinh, sinh viên sẽ được xem giám định ADN thì làm như thế nào, nghiên cứu vật liệu mới làm ra sao, nghiên cứu thiên văn thế nào. Các nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp có thể trưng bày các giống cây, con mới lai tạo được. “Thậm chí, nhà khoa học mới lai tạo được giống khoai mới thì sẽ luộc luôn để cho bà con thưởng thức”, Bộ trưởng Nguyễn Quân chia sẻ.

Ngoài các hoạt động trên, Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam sẽ diễn ra lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, công bố giải thưởng Tạ Quang Bửu dành cho nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học cơ bản, tổ chức các hội nghị, hội thảo về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên.

Bên cạnh đó là các buổi giao lưu, gặp gỡ của các nhà sáng chế “chân đất” (những nhà sáng chế nhưng không có bằng cấp, chủ yếu là nông dân –PV).

Theo ông Phạm Công Tạc, đối tượng được hướng đến là đông đảo công chúng, trong đó chú trọng đến học sinh, sinh viên.

Hướng tới tổ chức thường niên Ngày hội khoa học và công nghệ (có nước gọi là tuần lễ khoa học và công nghệ) là ngày truyền thống rất được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt các khu vực phát triển như EU. Các quốc gia xung quanh Việt Nam cũng bắt đầu tổ chức ngày này.

Tại các nước châu Âu, ngày này có sự tham gia không chỉ các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp mà cả các bệnh viện, trường trung học, trung tâm văn hóa.

Hàng loạt các sự kiện được tổ chức trong thời gian này như giao lưu, nói chuyện, truyền hình trực tiếp các bài giảng của các nhà khoa học hàng đầu với học sinh, sinh viên. Các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu trên cả nước mở cửa để đón những đoàn học sinh, sinh viên cũng như công chúng vào tham quan. Trao giải thưởng cao quý nhất về khoa học và công nghệ ở những địa điểm trang trọng nhất. Các viện sỹ viện hàn lâm có bài phát biểu trên truyền hình hoặc đài phát thanh…

Theo ông Phạm Công Tạc, các nước trên thế giới tổ chức ngày này nhằm chia sẻ kiến thức và tăng cường sự giao lưu giữa các nhà khoa học và dân chúng, thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học, làm cho việc tìm hiểu thông tin khoa học dễ dàng hơn, kích thích sự quan tâm của giới trẻ tới sự nghiệp khoa học. Các quốc gia thường chi rất nhiều tiền cho sự kiện này và bản thân người dân cũng rất chờ đợi sự kiện.

Tại Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã gặp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các viện nghiên cứu, trường đại học để trao đổi nội dụng triển khai, hướng tới mục tiêu đưa ngày khoa học và công nghệ Việt Nam trở thành thường niên.

MỚI - NÓNG
Công nương Nhật Bản qua đời
Công nương Nhật Bản qua đời
TPO - The Japan Times đưa tin Công nương Yuriko của Hoàng gia Nhật Bản vừa qua đời ở tuổi 101 vì bệnh viêm phổi. Bà không xuất hiện trước công chúng kể từ sự kiện chào năm mới 2024. 
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
TPO - Sáng nay (15/11), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh theo giá thế giới. Giá vàng nhẫn giảm từ 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/lượng về mốc 81 - 82 triệu đồng/lượng, tuỳ từng thương hiệu vàng.