Xin bà cho biết cụ thể hơn về diễn biến điều hành lãi suất thời gian qua và từ nay đến hết năm?
Ngay những tháng đầu năm một số ngân hàng điều chỉnh lãi suất với diễn biến như vây, NHNN nhận thấy điều hành lãi suất ổn định khó khăn… Để làm được , NHNN đã phải phối hợp tổ chức rất nhịp nhàng.
Cụ thể, trong điều hành hàng ngày với vai trò là người điều tiết thanh khoản hệ thống, NHNN theo dõi sát diễn biến đưa tiền ra vào hàng ngày có để dư thừa thành khoản hợp lý giúp duy trì lãi suất ổn định, ngắn chặn việc NH quay ra huy động trên thị trường liên NH, đẩy lãi suất trên thị trường này cao lên.
Từ nay đến cuối năm, NHNN sẽ dùng các công cụ cố gắng ổn định lãi suất, khi lãi suất ổn định, để phấn đấu giảm lãi suất cho vay. Thống đốc đã ban hành chỉ thị yêu cầu các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động, cân đối nguồn vốn, giảm lãi suất cho vay… Trên thực tế có NH giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên, kỳ hạn trung, dài hạn.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc NHNN.
Thời gian qua, số liệu tăng trưởng cung tiền, tín dụng của NHNN đều đặn được thông tin là liên tục tăng mở rộng, hệ thống dồi dào thanh khoản, cụ thể việc điều tiết vốn thế nào thưa bà?
Việc điều tiết dư thừa thanh khoản để các TCTD dễ tiếp cận vốn. Việc dư thừa có đang ngại không? Có thể những năm trước thanh khoản dư thừa, ngay lập tức có biến động thị tường ngoại tệ khiến tỷ giá tăng. Tuy nhiên, NHNN đã điều phối “bơm ra- rồi lại hút tiền về” vừa đạt mục tiêu điều hành lãi suất, ổn định tỷ giá.
Trong năm 2016, có thời điểm thanh khoản dư thừa, lãi suấy thấp nhưng tỷ giá ổn định. Nhưng năm nay NHNN chuyển sang điều hành tỷ giá mới theo tỷ giá trung tâm giúp giải toả tâm lý găm giữ đầu cơ ngoại tệ nhiều. Ngay cả khi có sự kiện Brexit (bỏ phiếu nước Anh rời khỏi Châu Âu) tỷ giá vẫn ổn định; có ngày ngày thanh khoản dư thừa, nhưng NHNN lại mua thêm được ngoại tệ. Chính nhờ thanh khoản tác động mà hỗ trợ trở lại ổn định lãi suất, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
Nợ xấu là tâm điểm thời gian gần đây khi có xu hướng một số TCTD tăng nợ xấu. Vậy NHNN sẽ giải bài toán này ra sao, thưa bà?
Xử lý nợ xấu là nhiệm vụ trọng tâm của NHNN. Ngay từ đầu năm đã có chỉ thị 01, 02 về nợ xấu; đến tháng 5 lại có chỉ thị 04 nhất quán chỉ thị 01 có giải pháp cụ thể đối với các TCTD tích cực triẻn khai xử lý nợ xấu. Đối với TCTD có mức nợ xấu trên 3% có phương án báo cáo NHNN để xử lý. Số liệu báo cáo, đến tháng 6 tỷ lện nợ xấu là 2,58%, giảm so với cuối tháng 5 2,78%. Nợ xấu là con số biến động hàng ngày. Mức này dưới 3% là mức NHNN trong suốt quá trình triển khai đề án xử lý nợ xấu, đưa nợ xấu duy trì mức nợ xấu bền vững, là chủ trương điều hành.
Tại buổi họp báo, đại diện Công ty Khai thác Quản lý tài sản (VAMC) cho biết, hiện, VAMC đã mua được 251 nghìn tỷ đồng, luỹ kế đến thời điểm này thu được 34 nghìn tỷ đồng nợ chiếm khoảng 15%. Năm 2015, 2016 - VAMC đặt ra kế hoạch phối hợp thu hồi 30 nghìn tỷ đồng thì riêng 6 tháng đầu năm đã thu 11 nghìn tỷ”, đại diện VAMC khẳng định.
Liên quan đến cho vay mua nhà ở xã hội phải có sổ tiết kiệm, đại diện Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) cho hay quy định được căn cứ vào Nghị định 100 của Chính phủ, Thông tư 25 của NHNN và Thông tư 20 của Bộ Xây Dựng nhưng “thoáng” hơn nhiều.
“Người vay vốn chỉ phải đáp ứng đủ điều kiện thực hiện gửi tiền tiết kiệm hàng tháng tại NHCSXH với thời gian gửi tối thiểu 12 tháng kể từ ngày ký Hợp đồng vay vốn với NHCSXH. Mức gửi hàng tháng tối thiểu bằng mức trả nợ hàng tháng của người vay vốn - chứ chưa phải thực hiện gửi tiết kiệm sau một thời gian nhất định mới được vay như Luật nhà ở cho phép NHCSXH được làm”, đại diện NHCS khẳng định.