Ngân hàng kè kè giục nợ khách

Ngân hàng kè kè giục nợ khách
Cục máu đông nợ xấu là nỗi ám ảnh khiến nhân viên một số ngân hàng không còn giữ thái độ hòa nhã như vốn có, mà liên tục nhắn tin, gọi điện đòi nợ cho dù khách chưa từng một lần quá hạn.

Ngân hàng kè kè giục nợ khách

> Ngân hàng 'dè dặt' công bố lợi nhuận

Cục máu đông nợ xấu là nỗi ám ảnh khiến nhân viên một số ngân hàng không còn giữ thái độ hòa nhã như vốn có, mà liên tục nhắn tin, gọi điện đòi nợ cho dù khách chưa từng một lần quá hạn.

Ảnh minh họa: Anh Quân. Các ngân hàng canh cánh lo nợ xấu tăng. Ảnh minh họa: Anh Quân
Ảnh minh họa: Anh Quân. Các ngân hàng canh cánh lo nợ xấu tăng. Ảnh minh họa: Anh Quân.

Giải trình trước Quốc hội hôm 21-8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình thừa nhận con số nợ xấu chính xác nhất là 8,6% - theo số liệu từ Thanh tra Ngân hàng Nhà nước. Báo cáo tài chính quý III của một số ngân hàng cũng cho thấy, chi phí trích lập dự phòng và nợ quá tiêu chuẩn tăng vọt.

Do đó, các nhà băng một mặt vẫn đẩy mạnh tiến độ thu hồi nợ với các khách hàng có nợ quá hạn lâu ngày, một mặt vẫn áp sát, đôn đốc nhắc nhở cả những khách hàng tốt theo tiêu chí "nhầm còn hơn bỏ sót". Nhân viên khối thu hồi nợ của một ngân hàng tại Hà Nội thẳng thắn nói: "Không riêng gì các khoản bị xếp vào nợ xấu, trong bối cảnh này, những khách hàng chưa từng thanh toán chậm chúng tôi cũng phải nhắc nhở liên tục".

Từ spam tin nhắn, gửi email, bưu thư đến liên tục gọi điện nhắc nợ và thậm chí còn đòi một cách thô lỗ thay vì "mật ngọt" như trước. Điều này khiến nhiều khách hàng cảm thấy khó chịu vì bị ngân hàng "đánh đồng" với những người quỵt nợ.

Chị Thúy (Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, cả hai vợ chồng dùng thẻ visa của một ngân hàng nước ngoài. Cứ định kỳ hằng tháng, ngân hàng nhắn tin và gửi thư qua đường bưu điện để nhắc nhở và không quên ghi chú: "Nếu quý khách đã thanh toán, vui lòng bỏ qua thông báo này".

Tuy nhiên, cách giục nợ của ngân hàng này vẫn còn rất lịch sự so với một số nhà băng cổ phần trong nước. Anh Lê Tùng (phố Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội) tỏ ra vô cùng bức xúc về việc nhân viên các tổ chức tín dụng gọi điện nhắc nhở anh thanh toán lãi khoản vay tiêu dùng hơn 30 triệu đồng theo cách đầy hăm dọa như: "Anh có biết sắp đến ngày thanh toán hợp đồng XXX không... Anh đã tính ngày nào thanh toán cho ngân hàng chưa... Anh nên nhớ nếu thanh toán chậm sẽ ảnh hưởng đến..."

"Trong suốt 5 tháng kể từ khi ký hợp đồng, chưa lần nào tôi thanh toán chậm. Tuy nhiên, tháng nào cũng có nhân viên gọi điện thoại giục và ăn nói thô lỗ như kiểu tôi đã quỵt nợ của họ nhiều tháng liền", anh Tùng nói.

Để thêm áp lực, các công ty tài chính thậm chí còn gọi điện giục nợ cả vợ hoặc chồng, thậm chí người yêu và bạn cùng làm của khách vay tiền. Đang đi làm, chị Phương (phố Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội) vô cùng sửng sốt khi nhận cuộc điện thoại từ một nữ nhân viên công ty tài chính. Nhân viên này hỏi chị có phải vợ của anh Hòa không và đặt vấn đề buộc chị có trách nhiệm nhắc nhở anh Hòa trả nợ. "Thực ra đó chỉ là người yêu tôi và tôi thậm chí còn không biết anh ấy vay tiền của công ty tài chính đó. Tôi có hỏi lại người yêu thì biết anh cũng chưa bao giờ thanh toán lãi chậm cho công ty này. Thực sự tôi thấy cách đòi nợ này rất phản cảm", chị Phương nói.

Nhiều chuyên gia lý giải, giờ ngân hàng nào cũng lo nợ xấu nên có thể vì vậy họ phải quản khách một cách chặt chẽ và áp sát, thậm chí thô lỗ hơn trước. Thành viên Hội đồng quản trị của một ngân hàng cổ phần quy mô nhỏ tại Hà Nội lại giãi bày: "Việc nhắc nợ khách hàng là một nghiệp vụ bình thường và ví chuyện nhân viên kè kè bên con nợ này như hình ảnh 'con chim sợ cành cong'. Nợ xấu ngày một cao nên chúng tôi cần phải đôn đốc sát sao hơn thôi".

Tuy nhiên, không ít lãnh đạo ngân hàng thừa nhận việc kè kè đòi nợ kiểu này sẽ gây phản cảm và thể hiện sự thiếu tôn trọng với khách hàng. Ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng cho rằng cách hành xử của ngân hàng nêu trên là không hợp lý. "Bên chúng tôi không chủ trương đôn đốc đòi nợ với những khách hàng tốt theo cách đó. Ngân hàng cần hành xử làm sao để không gây phiền hà cho khách hàng. Việc đòi nợ cũng quan trọng nhưng việc chăm sóc và tôn trọng khách hàng còn quan trọng hơn", ông Khang bày tỏ quan điểm.

Theo VnExpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.