Nga có thể từ bỏ học thuyết 'không sử dụng trước' vũ khí hạt nhân

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tổng thống Nga Vladimir Putin, lần thứ hai trong tuần này, ngụ ý khả năng Nga có thể chính thức thay đổi học thuyết quân sự về việc không phải là nước đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân trong một cuộc xung đột, CNN đưa tin ngày 9/12. Vài ngày trước đó, ông cảnh báo về mối đe dọa chiến tranh hạt nhân “ngày càng tăng”.

“Họ (Mỹ) có nó (tấn công phủ đầu) trong chiến lược của họ, trong các tài liệu được viết rõ ràng – đòn đánh phòng ngừa. Chúng tôi thì không. Chúng tôi đã vạch ra một cuộc tấn công trả đũa trong chiến lược của mình”, Tổng thống Putin nói trong một cuộc họp báo ở thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan.

Ông Putin nói, ngay cả khi Nga trả đũa ngay lập tức khi chứng kiến vụ phóng tên lửa hạt nhân về phía mình, “điều này có nghĩa là việc đầu đạn của tên lửa kẻ thù rơi xuống lãnh thổ Liên bang Nga là không thể tránh khỏi – chúng vẫn sẽ rơi”.

Tổng thống Nga cho rằng, chính sách của Mỹ không loại trừ khả năng tấn công hạt nhân “giải trừ vũ khí”, trong khi học thuyết của Nga là sử dụng vũ khí hạt nhân như giải pháp cuối cùng.

“Vì vậy, nếu chúng ta đang nói về cuộc tấn công giải giáp này, thì có thể nghĩ đến việc áp dụng các phương pháp hay nhất của các đối tác Mỹ và ý tưởng của họ để đảm bảo an ninh cho họ. Chúng tôi chỉ nghĩ về điều đó. Không ai ngại ngùng khi họ nói to về điều đó trong những năm trước. Nếu một kẻ thù tiềm năng tin rằng có thể sử dụng học thuyết về tấn công phòng ngừa, còn chúng tôi thì không, thì điều này vẫn khiến chúng tôi phải suy nghĩ về những mối đe dọa đang gây ra cho chúng ta”, ông Putin nói.

Nga có thể từ bỏ học thuyết 'không sử dụng trước' vũ khí hạt nhân ảnh 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan. Ảnh: Getty Images.

Cảnh báo lẫn nhau

Các quan chức chính quyền Joe Biden trước đây nói rằng, Nga đã được cảnh báo ở cấp độ cao nhất về hậu quả của việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến tranh.

Hôm 7/12, Tổng thống Putin cảnh báo về mối đe dọa chiến tranh hạt nhân “ngày càng tăng”, đồng thời không cam kết rằng Nga sẽ không phải là nước đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân trong một cuộc xung đột.

“Đối với ý kiến cho rằng Nga sẽ không sử dụng vũ khí như vậy trước tiên trong bất kỳ trường hợp nào, thì điều đó có nghĩa là chúng tôi cũng sẽ không thể là người thứ hai sử dụng chúng. Bởi vì khả năng làm như vậy trong trường hợp lãnh thổ của chúng tôi bị tấn công sẽ rất hạn chế”, ông Putin nói.

Những bình luận Tổng thống Putin được đưa ra khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào mùa đông, với việc Nga tiếp tục nã pháo vào các khu vực phía đông và phía nam của Ukraine và đối mặt các cuộc tấn công trên chính lãnh thổ của mình.

Đầu tuần, Nga liên tiếp sử dụng máy bay không người lái và tên lửa để tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng trên khắp Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết các không kích đã gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng ở một số khu vực, bao gồm Kiev và Odesa.

Tuần này, Nga tuyên bố một số cơ sở hạ tầng quân sự của họ bị tấn công bằng máy bay không người lái. Bộ Quốc phòng Nga cho rằng Ukraine đứng đằng sau các vụ tấn công này, nhưng Ukraine chưa lên tiếng về vụ việc.

Nga có thể từ bỏ học thuyết 'không sử dụng trước' vũ khí hạt nhân ảnh 2

Một tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars của Nga được phóng trong cuộc tập trận của lực lượng hạt nhân tại một địa điểm không xác định ở Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga/Reuters.

MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.