Tổng thống Donald Trump trước đó nói rằng Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước INF và mở rộng khả năng hạt nhân cho đến khi các nước khác “tỉnh ngộ”, sau đó Mỹ sẽ dừng lại và bắt đầu cắt giảm trang bị.
Ông Chizhov phát biểu trong một hội nghị tại đảo Síp: “Chính phủ Mỹ gần đây tuyên bố có kế hoạch rút khỏi Hiệp ước INF năm 1987, cũng giống như việc Mỹ trước đây rút khỏi các hiệp ước tương tự, điều này sẽ thu hẹp phạm vi của Hiệp ước. INF là một trụ cột chính duy trì hòa bình thế giới trong nhiều thập kỷ qua, đặc biệt là trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí”.
“Được lợi nhất của việc loại bỏ vũ khí hạt nhân tầm ngắn và tầm trung là Châu Âu. Giả dụ Châu Âu không giữ lập trường kiên định trong vấn đề này, sẽ không tránh khỏi cơn ác mộng của hơn 30 năm trước, ông Chizhov nhấn mạnh.
Theo Hiệp ước INF có hiệu lực từ 1/7/1988, Mỹ và Nga (Liên Xô) có nghĩa vụ không thử nghiệm và triển khai tên lửa hành trình trên bộ tầm ngắn 500-1000km hoặc tầm trung 1000-5500 km.
Để thực hiện theo Hiệp ước INF, trước tháng 6/1991 Mỹ đã phá hủy 846 tên lửa Pershing I, II và tên lửa hành trình BGM-109G Tomahawk. Liên Xô cũng phá hủy 1.846 tên lửa tầm trung RSD-10, R-12 và R-14 và các tên lửa tầm ngắn OTR-22 và OTR-23.