Nên nhuộm, tẩy tóc thế nào để tránh nguy cơ ung thư?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Các bác sĩ cho biết, nhuộm tóc quá thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ ung thư và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Màu tóc cũng không nên thay đổi quá nhiều.

Đối với câu hỏi nên nhuộm, tẩy tóc bao nhiêu lần trong một năm, các chuyên gia khẳng định đáp án tùy thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên, các rủi ro về sức khỏe có thể được giảm thiểu miễn là áp dụng đúng phương pháp nhuộm tóc.

Nên nhuộm, tẩy tóc thế nào để tránh nguy cơ ung thư? ảnh 1

Việc bạn có thể nhuộm, tẩy tóc bao nhiêu lần trong một năm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: chất tóc, màu nhuộm, thuốc nhuộm...

Thứ nhất, việc bạn quyết định nhuộm, tẩy tóc bao nhiêu lần trong một năm tùy thuộc vào tình trạng tóc. Nếu tóc khỏe mạnh, ít xử lý hóa chất có thể chịu được tần suất nhuộm cao hơn so với tóc yếu, đã qua nhiều lần uốn, duỗi.

Về màu tóc: Tóc nhuộm màu sáng phổ biến như tím, cam, khói... thì quá trình nhuộm thường bị hư tổn nặng hơn và cần thời gian nghỉ dưỡng lâu hơn. Như chúng ta đã biết, người có mái tóc sẫm màu muốn nhuộm tóc sáng cần sử dụng hydro peroxide để loại bỏ sắc tố (melanin) trên tóc. Nếu màu tóc nhuộm của bạn giống với màu gốc thì quá trình tẩy màu không cần quá kỹ lưỡng. Ngược lại, nếu muốn nhuộm tóc đen thành màu sáng rực thì bạn cần tẩy tóc trước. Điều này đòi hỏi phải sử dụng nhiều hydrogen peroxide, sẽ gây tổn hại cho da đầu và tóc, đồng thời làm tăng lượng hóa chất gây tổn thương. Nếu thuốc tẩy vô tình tiếp xúc với da đầu sẽ dễ làm bỏng da đầu và gây rụng tóc.

Sản phẩm nhuộm: Thuốc nhuộm chất lượng cao, có thành phần dưỡng tóc sẽ giảm thiểu tác hại lên tóc.

Cách chăm sóc tóc sau khi nhuộm: Chế độ chăm sóc tóc đúng cách giúp tóc phục hồi nhanh chóng và khỏe mạnh hơn.

Theo các chuyên gia, khoảng cách lý tưởng giữa hai lần nhuộm tóc là 3-4 tháng để tóc có thời gian nghỉ ngơi. Quá trình nhuộm tóc liên quan đến việc sử dụng hóa chất để thay đổi màu sắc tự nhiên của tóc. Các hóa chất này có thể làm tổn thương lớp biểu bì của tóc, khiến tóc trở nên khô xơ, giòn rụng và dễ gãy. Chưa kể mỗi sợi tóc đều có một chu kỳ sống riêng, bao gồm giai đoạn mọc, trưởng thành và rụng. Việc nhuộm tóc liên tục có thể làm gián đoạn chu kỳ này, khiến tóc khó mọc dài và khỏe mạnh. Da đầu cũng cần thời gian để phục hồi sau khi tiếp xúc với hóa chất nhuộm tóc. Nhuộm tóc quá thường xuyên có thể gây kích ứng da đầu, ngứa và thậm chí là viêm da.

Nên nhuộm, tẩy tóc thế nào để tránh nguy cơ ung thư? ảnh 2

Người có mái tóc sẫm màu muốn nhuộm tóc sáng cần sử dụng hydro peroxide để loại bỏ sắc tố (melanin) trên tóc, quá trình này thường gây hư tổn cho tóc và cần thời gian nghỉ dưỡng lâu hơn.

Để chứng minh lợi ích của việc để khoảng cách 3-4 tháng giữa hai lần nhuộm, các chuyên gia đưa ra những kết quả nghiên cứu sau:

Tóc khỏe mạnh hơn: Cho phép tóc phục hồi và tái tạo lại các dưỡng chất đã mất.

Màu tóc bền màu hơn: Khi tóc khỏe mạnh, màu nhuộm sẽ bám chắc hơn và giữ được độ sáng bóng lâu hơn.

Giảm thiểu tác hại đến da đầu: Da đầu có đủ thời gian để phục hồi và khỏe mạnh trở lại.

Tiết kiệm chi phí: Không cần phải nhuộm tóc quá thường xuyên, giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí.

Tuy nhiên, bạn có thể linh hoạt điều chỉnh tần suất nhuộm tóc dựa trên tình trạng cụ thể của mình. Nếu muốn nhuộm tóc thường xuyên hơn, hãy ưu tiên chọn những sản phẩm nhuộm có nguồn gốc tự nhiên, ít hóa chất và chăm sóc tóc kỹ lưỡng sau khi nhuộm.

Một số lưu ý khi nhuộm tóc:

- Nên thử bôi thuốc nhuộm lên sau tai, hoặc bên trong cổ tay. Sau 30 phút, kiểm tra xem da có phát ban, ngứa hoặc phồng rộp hay không, quan sát lại sau 2 ngày. Nếu bị dị ứng, không sử dụng sản phẩm này để nhuộm tóc.

- Khi nhuộm tóc, bạn nên làm theo hướng dẫn của sản phẩm, không để thuốc nhuộm trên tóc vượt quá thời gian quy định.

- Nếu bạn cảm thấy bất kỳ khó chịu nào trên da đầu trong quá trình nhuộm tóc, chẳng hạn như cảm giác châm chích kéo dài trong 5 phút và không biến mất, hoặc thậm chí trở nên dữ dội hãy ngừng lại.

- Bạn có thể bôi vaseline, kem dưỡng... lên vùng da xung quanh da đầu để ngăn ngừa thuốc nhuộm không chạm vào da. Do vùng da mặt mỏng manh hơn da dầu nên quá trình tiếp xúc sẽ có cảm giác đau rát, khó chịu.

- Uống nhiều nước hơn sau khi nhuộm tóc, chẳng hạn như ít nhất 500 ml nước đun sôi để thuốc nhuộm tóc đã hấp thụ có thể đào thải ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, bác sĩ khuyến cáo bạn cũng không nên nhuộm tóc quá thường xuyên: Việc nhuộm tóc liên tục sẽ làm tóc bị khô xơ, gãy rụng, dễ gàu và chẻ ngọn.

Nên nhuộm, tẩy tóc thế nào để tránh nguy cơ ung thư? ảnh 3

Chăm sóc kỹ lưỡng sau khi nhuộm, tẩy tóc có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi của tóc.

Hãy chọn màu tóc phù hợp: Nên chọn màu tóc gần với màu tóc tự nhiên để giảm thiểu tác động của thuốc nhuộm lên tóc.

Chăm sóc tóc sau khi nhuộm: Sử dụng dầu gội, dầu xả chuyên dụng cho tóc nhuộm, hạn chế sử dụng máy sấy, uốn, duỗi tóc.

MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.