Mỹ, Trung, Nga cạnh tranh ở “lục địa đen”

Vũ khí là một trong những trọng tâm hợp tác của Nga với châu Phi. Ảnh: Guardian
Vũ khí là một trong những trọng tâm hợp tác của Nga với châu Phi. Ảnh: Guardian
TP - Mỹ đang lên kế hoạch đối phó với ảnh hưởng về kinh tế và chính trị đang nhanh chóng mở rộng của Trung Quốc và Nga tại châu Phi, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton nói.  

Ưu tiên số 1 của Washington là phát triển các mối quan hệ kinh tế với “lục địa đen” cho các doanh nghiệp Mỹ và bảo vệ nền độc lập của các nước châu Phi phù hợp với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ, ông Bolton phát biểu tại Heritage Foundation, tổ chức nghiên cứu chính sách có trụ sở ở Washington (Mỹ).

Tranh giành ảnh hưởng

“Các đối thủ nước lớn, bao gồm Trung Quốc và Nga, đang nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng tài chính và chính trị khắp châu Phi”, Reuters trích lời ông Bolton. “Họ đang cố ý và ráo riết mở rộng đầu tư vào khu vực nhằm giành lợi thế cạnh tranh trước Mỹ”.

“Trung Quốc sử dụng  các khoản hối lộ, các thỏa thuận thiếu minh bạch và công cụ nợ nhằm kiểm soát các nhà nước ở châu Phi, bắt họ phục vụ theo mong muốn và nhu cầu của Bắc Kinh”, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nói.

“Khi chúng tôi nói về hợp tác với châu Phi, chúng tôi chủ yếu nói về những gì châu Phi cần, ví dụ hiện đại hóa nông nghiệp. Nhưng nhân vật người Mỹ, ngoài việc nói về lợi ích của Mỹ, không hề nghĩ về châu Phi, mà về Trung Quốc và Nga. Điều đó thật thú vị”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng

Trong khi đó, tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói các hoạt động hợp tác, hỗ trợ phát triển của Trung Quốc tại châu Phi đã được chào đón rộng khắp khu vực. “Khi chúng tôi nói về hợp tác với châu Phi, chúng tôi chủ yếu nói về những gì châu Phi cần, ví dụ hiện đại hóa nông nghiệp”, ông Lục nói tại một buổi họp báo.

“Nhưng nhân vật người Mỹ, ngoài việc nói về lợi ích của Mỹ, không hề nghĩ về châu Phi, mà về Trung Quốc và Nga. Điều đó thật thú vị”. Ông Lục nói thêm rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục các hợp tác đôi bên cùng có lợi với châu Phi, mặc cho ai đó có nói gì.

Không chỉ dùng lời lẽ nặng nề dành cho Trung Quốc, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ cũng tung về phía Nga những lời tương tự. “Khắp châu lục đen, Nga thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế và chính trị, không quan tâm mấy đến luật pháp hay sự minh bạch của các chính phủ”, ông Bolton nói.
Cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Moscow bán vũ khí và năng lượng để đổi lấy phiếu bầu tại Liên Hợp Quốc (LHQ) “để giữ ghế cho một số nhân vật, hủy hoại hòa bình và an ninh, đi ngược lại lợi ích của người châu Phi”. Ông Bolton nói Mỹ đang phát triển sáng kiến “châu Phi thịnh vượng” để hỗ trợ các hoạt động đầu tư của Mỹ tại  Lục địa đen, nhưng không nói thêm chi tiết.

Mỹ, Trung, Nga cạnh tranh ở “lục địa đen” ảnh 1 Một công nhân Trung Quốc đứng quan sát trong khi dân địa phương tại Viana, Angola đi ngang qua một công trình xây dựng. Ảnh: Reuters

Judd Devermont, giám đốc Chương trình châu Phi tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) có trụ sở ở Washington, nói sau hai năm với những tuyên bố tiền hậu bất nhất từ chính phủ Mỹ, cuối cùng một chiến lược về châu Phi cũng đã được nói ra. Tuy nhiên, Devermont nói ông thất vọng vì phần trình bày của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton đa phần nói về Trung Quốc, thiếu chi tiết về kế hoạch của Mỹ.

Chính sách của Trung Quốc tại châu Phi đã khiến Mỹ lo ngại khi Washington muốn đẩy mạnh đầu tư tài chính để đối trọng với các tham vọng toàn cầu của Bắc Kinh.

Hồi tháng 7/2018, người đứng đầu OPIC, cơ quan hỗ trợ tài chính tư nhân ngoài nước của chính phủ Mỹ cho biết, Trung Quốc đang khiến các nước nghèo thêm nặng gánh với các khoản nợ không bền vững thông qua các dự án hạ tầng lớn nhưng không hiệu quả về mặt kinh tế.

Đến tháng 10, ông Trump ký luật xem xét lại toàn bộ cách thức chính phủ Mỹ cho vay trong các chương trình phát triển ở nước ngoài, tạo một ngân khoản 60 tỷ USD với mục đích chính là để đối trọng với ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc. Liên đoàn Tài chính phát triển Quốc tế (IDFC) bao gồm cả OPIC và các tổ chức phát triển khác của chính phủ, được thành lập.

Trong lúc đó, sáng kiến “Vành đai và Con đường” của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã được khởi động từ năm 2013 với mục tiêu xây dựng mạng lưới hạ tầng nối Trung Quốc bằng đường bộ và đường biển tới Đông Nam Á, Trung Á, Trung Đông, châu Âu và châu Phi.

Nga gây ngạc nhiên

Nga trong năm 2018 cũng gia tăng ảnh hưởng một cách ngoạn mục ở châu Phi, tiêu biểu là các hợp tác quân sự và thỏa thuận mua bán vũ khí được ký khắp “lục địa đen”.

Theo tường thuật của Guardian: Thỏa thuận hợp tác đạt được gần đây nhất là kế hoạch về một căn cứ hậu cần của Nga ở Eritrea, cho phép Nga tiếp cận Biển Đỏ, được thông báo hồi đầu tháng 9 sau chín tháng các quan chức của điện Kremlin đi lại như con thoi để vận động.

Các quan chức cấp cao của Nga như Ngoại trưởng Sergei Lavrov, Chủ tịch Hội đồng liên bang Nga Valentina Matviyenko đều có các chuyến đi thúc đẩy hợp tác, ký các hợp đồng với các đối tác châu Phi.

Hồi tháng 3, ông Lavrov đã viếng thăm Angola, Namibia, Mozambique, Ethiopia, và Zimbabwe, ký các thỏa thuận về khu kinh tế, khai khoáng và hợp tác quân sự, kỹ thuật.

Đến tháng 7, Dmitry Shugaev, Giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật và quân sự Nga đã kí biên bản ghi nhớ với Cộng đồng Phát triển các nước Nam châu Phi về hợp tác quân sự, bao gồm cả các hoạt động huấn luyện.

Các chuyên gia về chính sách ngoại giao nói có một số nhân tố khiến Nga đẩy mạnh hợp tác ở châu Phi. Một trong số đó là nguy cơ bị cô lập về ngoại giao từ châu Âu và Mỹ về vấn đề Syria và Ukraine. Thực tế này khiến điện Kremlin phải tìm kiếm các đồng minh ở châu Phi, không chỉ vì lá phiếu của họ tại LHQ.

“Nga cũng muốn tiếp nối bước chân của Liên Xô (trong thời kỳ tồn tại nhà nước Xô viết đã hỗ trợ nhiều phong trào giành độc lập ở lục địa đen)”, Paul Stronski, học giả của Carnegie Endowment for International Peace, viện nghiên cứu chính sách ở Mỹ, nói với Guardian.

MỚI - NÓNG