Mỹ tiếp tục bạo chi để phát triển pháo điện từ

Nguyên mẫu pháo ray điện do BAE Systems phát triển.
Nguyên mẫu pháo ray điện do BAE Systems phát triển.
Hải quân Mỹ vừa ký hợp đồng 800 triệu USD với 12 nhà thầu chịu trách nhiệm phát triển hệ thống và công nghệ tích hợp cần thiết trang bị trên pháo ray điện, dòng vũ khí chính của  khu trục hạm lớp Zumwalt (DDG 1000) và các dòng chiến hạm trong tương lai.

Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ, các nhà thầu Lockheed Martin, Northrop Grumman, Raytheon Integrated Defense Systems, EOIR Technologies, SI2 Technologies, S2 Corporation, Sea Corporation, Rockwell Collins, Physical Optics, and TiCom Geomanics, sẽ chịu trách nhiệm hoàn thiện các công nghệ pháo ray điện hiện có để trang bị chúng sớm nhất có thể.

Tháng 7/2014, Hải quân Mỹ đã lần đầu giới thiệu 2 mẫu súng ray điện hay súng điện từ siêu hiện đại, có thể bắn một viên đạn bay với tốc độ Mach 7 (gấp 7 lần tốc độ âm thanh) của hãng chế tạo General Atomics và BAE Systems.

Hai mẫu này đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay với mức đầu tư hơn 500 triệu USD, đã tiến hành hàng trăm vụ thử nghiệm thành công. Trong các lần thử nghiệm mới nhất, nguyên mẫu pháo ray điện đã bắn các viên đạn nặng 9kg với sơ tốc tới Mach 7 (tương đương 8.400km/giờ) và bay xa đến 160km. Hải quân Mỹ dự kiến thực hiện các vụ bắn thử pháo ray điện cải tiến mới trong năm 2016 và 2018.

Súng điện từ có thể bắn hạ bất kỳ mục tiêu nào trên đất liền, trên biển và trên không, kể cả tên lửa siêu thanh, tên lửa đạn đạo. Loại vũ khí này được đánh giá hiệu quả hơn vũ khí la-de vốn bị tác động bởi thời tiết.

Về nguyên lý, pháo ray điện sử dụng nguyên tắc đảo chiều từ trường để tạo lực đẩy điện tử cực lớn giúp tạo sơ tốc cực lớn cho đầu đạn (xuyên phá động năng) nằm giữa hai ray điện. Điểm yếu của hệ thống vũ khí này là cần nguồn cấp điện cực lớn và nòng pháo nóng nhanh do nhiệt lượng tạo gia tốc cho viên đạn và các vấn đề về vật liệu chế tạo.

Theo Theo Quân Đội Nhân Dân
MỚI - NÓNG