Đợt thử này được tiến hành sau khi AGM-154 ghi nhận tiến bộ đối với tính năng bay tự do sau khi được phóng từ siêu tiêm kích F-35 Lingtning II.
Đại tá Jaime Engdahl, Giám đốc chương trình vũ khí tấn công chính xác của Quân đội Mỹ nhận định: “Khi Mỹ chuyển trọng tâm sang Thái Bình Dương, khả năng triển khai các đợt tấn công chính xác, có hệ thống, tiến hành tác chiến chống mục tiêu mặt nước (OASuW) là hết sức quan trọng giúp chúng tôi duy trì ưu thế trên chiến trường”.
JSOW là loại bom cánh trọng lượng 1.000 pound (~500 kg) do hãng Raytheon phát triển. JSOW sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) hoặc định vị quán tính. Loại bom này được phóng từ bên ngoài tầm bao phủ của hệ thống phòng không đối phương.
Tới nay, trên 5.000 bom cánh JSOW thuộc các phiên bản trước đây đã được sản xuất và triển khai từ năm 1997, gồm 400 quả được sử dụng trong tác chiến chống các mục tiêu mặt đất. Phiên bản C-1 được bổ sung kết nối dữ liệu vũ khí link-16 và khả năng tấn công môt mục tiêu đang di chuyển trên biển.
Trong giai đoạn thử nghiệm này, phi công tiêm kích F/A-18EF đã thực hiện trao quyền kiểm soát bom JSOW C-1 cho một chiếc F/A-18EF khác. Quả bom JSOW đã được phóng từ khoảng cách 35 dặm tới mục tiêu.
Hai chiếc Super Hornet sau đó lại tiếp tục hoán đổi quyền kiểm soát quả bom rồi tái xác định muc tiêu là môt chiếc thuyền. Trong khi bay tới chiếc thuyền mục tiêu, JOSW theo dõi mục tiêu theo thời gian thực gửi thông tin về qua hệ thống liên lạc link-16.
Giám đốc chương trình JSOW của Raytheon, ông Celeste Mohr nhận xét: “Bom JSOW C-1 chứng minh khả năng tiếp cận tiêu diệt các mục tiêu cố định mặt đất và mục tiêu di chuyển trên biển. JSOW C-1 sẽ có vai trò quan trọng trong đối phó với các mối đe dọa hiện đại đang nổi lên hiên nay”.