Mỹ ép Nga ngừng bán vũ khí cho Iran như thế nào

MiG-31
MiG-31
TPO - Không quân Iran về lý thuyết là một trong những lực lượng chiến đấu trên không lớn nhất thế giới. Họ có khoảng 350 tiêm kích, gấp đôi tiêm kích của không quân Anh.

Nhưng hầu hết tiêm kích Iran đã cũ và lạc hậu. Những chiếc không cũ thì chỉ là phiên bản sản xuất mới của các thiết kế cũ. Không quân Iran đang vận hành các tiêm kích F-14. F-4 và F-5 do Mỹ chế tạo, đều ra đời trong thập niên 70 của thế kỷ trước, một số MiG-29 của Liên Xô ra đời trong những năm 1980, một số tiêm kích bom Sukhoi và vài chiếc J-7 mua của Trung Quốc.

Các máy bay chiến đấu mới nhất của Iran lại là một phiên bản tự chế tạo dựa trên dòng máy bay F-5 đã rất lạc hậu. Nhưng Tehran đã nhiều lần tìm cách mua máy bay mới, theo National Interest. Sau đây là những loại tiêm kích Iran muốn mua nhưng đã không thể thực hiện được, vì sự ngăn cản của Mỹ.

Đầu tiên là máy bay MiG-31. Năm 1990, Tehran đặt hàng Liên Xô, cùng với nhiều loại vũ khí khác, 24 tiêm kích đánh chặn MiG-31. Đây là hậu duệ của dòng tiêm kích hai động cơ tốc độ Mach 3 MiG-25 rất thành công trước đó. Có được MiG-31, Iran cải thiện rất đáng kể năng lực kiểm soát không phận và còn đe dọa được các nước láng giềng.

Nhưng Liên Xô sụp đổ trước khi họ có thể hoàn tất hợp đồng của Iran. Năm 1992, Tehran một lần nữa tìm cách mua vũ khí Nga, đặt hàng một gói tiêm kích MiG-29 và máy bay ném bom Tu-22, tiêm kích bom MiG-27 (biến thể dựa trên dòng tiêm kích MiG-23) và 24 máy bay MiG-31.

Nhưng rồi Mỹ nhảy vào ép Nga hủy bỏ hợp đồng. Người ta nói rằng Mỹ thậm chí trả giá cao hơn để mua MiG-31, ở mức mà Iran khó có thể theo kịp. Năm 2001, Tehran một lần nữa tìm cách mua MiG-31 và thậm chí trả tiền trước. Nhưng lại một lần nữa, Mỹ thành công trong việc gây sức ép buộc Nga hủy hợp đồng.

Mỹ ép Nga ngừng bán vũ khí cho Iran như thế nào ảnh 1 MiG-27

Tiếp đến là máy bay Su-27 và Su-30. Nhiều thông tin nói rằng Iran cũng tìm cách mua hai loại máy bay hiện đại này từ Nga. Năm 2007, có tin nói Iran đặt mua một gói khổng lồ, tới 250 chiếc Su-30. Số lượng quá lớn khiến lãnh đạo công ty xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport phải từ chối thực hiện hợp đồng.

Đến năm 2016, Iran lại được cho là cố gắng một lần nữa mua tiêm kích Su-30, nhưng lần này các  lệnh cấm vận của LHQ và Mỹ, là một phần trong thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 về hạn chế chương trình hạt nhân của Iran, đã cản bước nỗ lực này.

MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.