Mỹ bí mật xây dựng các trung tâm sinh hóa ở châu Âu

Một trung tâm nghiên cứu sinh học do Lầu Năm Góc "điều khiển từ xa" ở Tbilisi, Georgia.
Một trung tâm nghiên cứu sinh học do Lầu Năm Góc "điều khiển từ xa" ở Tbilisi, Georgia.
Trong số ra ngày 24/11, tạp chí Văn hóa chiến lược (Mỹ) tiết lộ bí mật đáng lo ngại: Lầu Năm Góc đang âm thầm phát triển các cơ sở nghiên cứu sinh học ở khắp châu Âu.

Chỉ trong vòng 10 năm, số lượng các phòng thí nghiệm của Mỹ tham gia vào việc phát triển phương pháp phòng vệ chống lại nguy cơ khủng bố sinh học, theo số liệu thống kê chính thức đã tăng từ 20-400 phòng.

Các trung tâm nghiên cứu sinh học bí mật nằm rải rác khắp châu Phi và Mỹ Latinh, một số phòng thí nghiệm sinh học chưa rõ chức năng, nhiệm vụ bắt đầu xuất hiện ở Ukraine và Georgia. Mỹ cũng lên kế hoạch mở một trung tâm sinh học ở Kazakhstan vào năm 2015.

Một thỏa thuận giữa Mỹ và Georgia về "hợp tác khu vực chống phổ biến công nghệ, mầm bệnh và chuyên gia có liên quan đến phát triển vũ khí sinh học đã được ký kết năm 2002. Năm 2004, hai bên quyết định xây dựng một "phòng thí nghiệm lâm sàng y tế cộng đồng" ở Alekseevka gần Tbilisi.

Để tiếp tục phát triển nghiên cứu (vũ khí) sinh - hóa, Ukraine là mối quan tâm đặc biệt của quân đội Mỹ. Ngay sau lần đầu chiến thắng của "cuộc Cách mạng cam", Bộ Y tế Ukraina và Bộ Quốc phòng Mỹ đã ký kết một thỏa thuận về cải tạo các cơ sở nghiên cứu sinh học ở đây. Năm 2008, Mỹ đề ra một kế hoạch nhằm cung cấp hỗ trợ cho Bộ Y tế Ukraine, và tháng 10-2009, một thỏa thuận sơ bộ về "Chương trình giảm thiểu rủi ro tấn công sinh - hóa" đã được hình thành. Trung tâm Nghiên cứu sinh học đầu tiên ở Ukraine được thành lập vào ngày 15/6/2010 như một phân viện trực thuộc Viện Nghiên cứu phòng chống dịch bệnh Mechnikov ở Odessa.

Trung tâm Odessa được chỉ định ở "mức độ cho phép" nghiên cứu một số chủng bệnh có thể chế tạo vũ khí sinh học. Năm 2013, nhiều phòng thí nghiệm mọc lên ở Vinnytsia, Ternopil, Uzhhorod, Kiev, Dnepropetrovsk, Simferopol, Kherson, Lviv (có đến 3 cơ sở đặt tại Lviv) tất cả đều có "bàn tay giúp đỡ" từ phía Mỹ.

Năm 2012, việc hiện đại một phòng thí nghiệm ở Azerbaijan đã được tiến hành với sự hỗ trợ của Mỹ. Có bằng chứng cho thấy, Ken Alibek - tiến sĩ vi sinh vật - nhân vật mà nước Nga đã truy tố tội phản quốc, hiện mang quốc tịch Mỹ, sau khi trốn sang Washington vào đầu những năm 1990 đã chuyển thông tin bí mật cho Mỹ về chương trình sinh học của quân đội Liên Xô với mục đích phòng ngừa các cuộc tấn công từ kẻ thù, và ông ta sẽ có "vinh dự" quản lý trung tâm ở Kazakhstan. Trở lại Kazakhstan vào năm 2010, Alibek với vai trò là trưởng khoa ở Đại học Nazarbayev, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn cổ phần Y tế quốc gia.

Hoạt động trọng tâm của Mỹ đều nhằm tạo ra các trung tâm sinh học ở các quốc gia láng giềng với Nga. Một ví dụ chứng minh thực tế, năm 2010, Trung tâm Nhận diện hiểm họa sinh học xuyên châu Âu (TECDOBA) được thành lập dưới sự lãnh đạo của Phòng thí nghiệm Hợp tác Công nghệ sinh học Phần Lan - Nga (JBL) ở Turku.

Không giống như trung tâm ở Georgia và Ukraina, JBL được lên kế hoạch để hợp tác với Nga, và dự án được phê duyệt bởi Chính phủ Phần Lan. Tuy nhiên, nó sớm bị đóng cửa mà không có bất kỳ lý do nào. Theo một số nguồn tin bí mật, dự án bị đóng cửa do sự can thiệp trực tiếp từ Washington vào đúng thời điểm Mỹ đang chuẩn bị mở một phòng thí nghiệm sinh học ở Georgia.

Không chỉ Lầu Năm Góc và các cơ quan đặc biệt của Mỹ tham gia "trò chơi giết người" đó, mà còn có nhiều thành viên của cái gọi là "Tập đoàn Dược phẩm Đại chúng" (The Big Pharma). Thuật ngữ "Big Pharma" dùng để chỉ một cấu trúc phân nhánh, trong đó lợi ích của các dân biểu Mỹ được gắn liền với lợi ích đến từ 2 ngành công nghiệp dược và quân sự.

Theo Theo Công An Nhân Dân
MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.