Mua bán thuốc điều trị COVID-19 trên mạng: Trục lợi trên tính mạng người khác

0:00 / 0:00
0:00
Người thật, thuốc thật, giao nhận trực tiếp vì sức khoẻ người bệnh (Khu vực giao nhận túi thuốc F0 tại BV Nhi Ðồng 1).
Người thật, thuốc thật, giao nhận trực tiếp vì sức khoẻ người bệnh (Khu vực giao nhận túi thuốc F0 tại BV Nhi Ðồng 1).
TP - Liên quan đến tình trạng mua bán thuốc kháng virus điều trị COVID-19 diễn ra công khai trên mạng xã hội với giá từ 4-7 triệu đồng/hộp, phóng viên báo Tiền Phong đã có cuộc phỏng vấn PGS Phạm Khánh Phong Lan, Chủ tịch Hội Dược học TPHCM, thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của thành phố.

+ Vì sao thuc kháng virus tr thành mt hàng đang đưc quan tâm trên th trưng ch đen, thưa bà?

- Loại thuốc này đang được doanh nghiệp tài trợ để nhà nước phát miễn phí, điều trị cho người dân. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người dù chưa là F0 nhưng sẵn sàng chi tiền đề mua trữ sẵn trong nhà. Thuốc thì không biết thật giả thế nào nhưng giá đang bị đẩy lên rất cao, mỗi hộp thuốc đang có giá từ 4 đến 7 triệu đồng.

Mua hay không đều là do người dân, tâm lý lo lắng của người bệnh khi chưa tiếp cận được thuốc điều trị hoặc muốn trữ sẵn thuốc của một số người đã gia tăng nhu cầu, vô tình tiếp tay cho những đối tượng mua bán trái phép trục lợi bất chính.

Hiện thuốc bán trên thị trường đều là hàng bị “chôm chỉa” hoặc người được cấp nhưng không dùng mang đi bán hoặc hàng xách tay từ nước ngoài vào.

Tuy nhiên, hàng xách tay đã bị cấm vì không được kiểm soát, do đó tất cả các loại thuốc kháng virus bán trên thị trường chợ đen hiện nay đều là bất hợp pháp. Thuốc chưa được cấp phép, chưa được quản lý nên thuốc giả rất dễ trà trộn, người bệnh vừa mất tiền oan vì mua thuốc giá cao, lại nguy cơ rước thêm họa nếu uống phải thuốc giả.

Công an TPHCM điu tra cán b bán thuc điu tr COVID-19

Tại buổi họp báo chiều ngày 27/9, Thượng tá Huỳnh Quang Tiến - Phó phòng Tham mưu Công an TPHCM cho biết, Công an TP đang điều tra hành vi tham ô tài sản, mua bán thuốc kháng virus Molnupiravir liên quan cán bộ quản lý dược tại Trung tâm Y tế quận Bình Tân và Tân Phú cùng các đối tượng liên quan.

Theo Thượng tá Huỳnh Quang Tiến, thời gian qua, Công an TPHCM đẩy mạnh công tác quản lý địa bàn, nắm tình hình, đặc biệt đối tượng lợi dụng công tác phòng, chống dịch bệnh để cung cấp, phân phối, tiêm vắc-xin phòng COVID-19, mua bán các thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch trái quy định pháp luật... để trục lợi, lừa đảo.

Qua đó, Công an TPHCM đã phát hiện, tích cực điều tra, khám phá 6 vụ có liên quan, gồm: 2 vụ việc trục lợi liên quan tiêm ngừa vắc-xin phòng COVID-19; 1 vụ mua, bán thuốc kháng virus Molnupiravir trái phép; 2 vụ việc sử dụng tài khoản Facebook để lừa đảo cấp giấy đi đường, tiêm vắc-xin, bán thuốc kháng virus và 1 vụ “Sản xuất, buôn bán hàng giả” thuốc tân dược giả các nhãn hiệu có tác dụng phòng ngừa, chữa trị COVID-19.

Công an TP đã khởi tố một vụ án với 3 bị can về sản xuất hàng giả, buôn bán thuốc tân dược giả các nhãn hiệu. Công an TP đang điều tra hành vi tham ô tài sản, mua bán thuốc kháng virus Molnupiravir liên quan cán bộ quản lý dược tại Trung tâm Y tế quận Bình Tân và Tân Phú cùng các đối tượng liên quan.

“Hiện nay Công an TP đã và đang tiếp tục chỉ đạo các lực lượng tăng cường công tác quản lý địa bàn, trinh sát, xác minh bắt giữ một số trường hợp đăng tin quảng cáo, dịch vụ tiêm vắc- xin, rao bán các loại thuốc điều trị COVID-19” - Thượng tá Huỳnh Quang Tiến cho biết.

Uyên Phương

+ Vic mua bán thuc bt hp pháp trên mng xã hi có nh hưng ti hot đng phân phi thuc đến ngưi bnh, thưa bà?

- Những thông tin, hình ảnh các đối tượng sử dụng để quảng cáo, rao bán trên mạng xã hội cũng chính là thuốc trong chương trình nghiên cứu, chưa được phép mua bán trên thị trường. Thực tế thuốc đang bán trên thị trường chợ đen đang ảnh hưởng đến chính những người làm công tác chuyên môn, hỗ trợ, điều trị F0 tại nhà.

Nếu quản lý không tốt, để thuốc bị tuồn ra bên ngoài, mai sau chính những người đang nỗ lực đi cứu bệnh nhân lại có nguy cơ phải lãnh trách nhiệm. Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến các túi thuốc phát về địa phương cho F0 vẫn còn chậm.

+ Theo bà thuc trong chương trình thí đim đang bán trên th trưng t đâu mà các đi tưng có đưc?

- Thủ tục từ phía doanh nghiệp tài trợ thuốc cho hoạt động phòng chống dịch tất cả mọi giấy tờ đều ký nhận rõ ràng, liệt kê đến từng viên. Sở Y tế đã giao thuốc xuống các Trung tâm Y tế quận huyện, từ đây thuốc chuyển tới các trạm y tế tuyến phường xã. Tôi e rằng, đã có một số bệnh nhân sau khi nhận thuốc nhưng không sử dụng mà tuồn ra ngoài bán. Trạm y tế có tuồn ra ngoài hay không thì Sở Y tế phải có trách nhiệm lập các đoàn kiểm tra, đối chiếu. Phải có thuốc được tuồn ra ngoài thì mới có thuốc bán trên thị trường (nếu là thuốc thật).

Tuy nhiên, khi chưa có đủ chứng cứ thì không thể kết tội ai được, vấn đề thuốc kháng virus đang mua bán bất hợp pháp đành phải trông chờ vào hoạt động điều tra của cơ quan công an.

+ Vic mua bán thuc bt hp pháp có th gây ra nhng h lu gì, thưa bà?

Việc mua bán trái phép thuốc kháng virus có thể gây ra khủng hoảng không cần thiết khi người cần thuốc thực sự thì không có, còn người không cần thuốc lại mua về trữ sẵn nhưng có thể chẳng bao giờ dùng tới. Người không nhiễm virus, không phải F0 thì chẳng có việc gì phải uống thuốc này.

Tuy nhiên, khi tự ý mua, tự ý sử dụng thuốc bừa bãi có thể dẫn tới hậu quả khôn lường, ngay cả những người F0 cũng phải có chỉ định của bác sĩ và thuốc phải có nguồn gốc rõ ràng mới được dùng.

“Chúng tôi đã tập hợp danh sách và thông tin một số nơi đang thực hiện hành vi bán thuốc kháng virus để gửi đến Sở Y tế tổng hợp, chuyển thông tin sang cơ quan công an điều tra”.

PGS Phm Khánh Phong Lan, Chủ tịch Hội Dược học TPHCM

+ Li khuyên ca bà cho cng đng và các F0 đang điu tr ti nhà có nhu cu tiếp cn thuc kháng virus?

- Người dân đừng tin vào những lời quảng cáo đường mật của các đối tượng bán hàng. Tôi chắc chắn đang có thuốc kháng virus giả trên thị trường chợ đen. Các nhóm đối tượng hoạt động phi pháp đang lợi dụng tình hình dịch bệnh để buôn bán bất hợp pháp và đẩy giá lên cao một cách bất hợp lý, trục lợi trên chết chóc, sợ hãi của người bệnh.

Nhà nước đảm bảo những người F0 điều trị tại nhà đều được phát thuốc kháng virus điều trị miễn phí khi đáp ứng được các tiêu chí về tình trạng bệnh. Hiện TPHCM tiếp nhận hơn 100.000 liều, đã phân phối về cơ sở nhưng đến nay mới phát hơn 10.000 liều. Điều đó cho thấy, thuốc đang còn nhiều, không thiếu, vấn đề là bệnh nhân đáp ứng đủ các điều kiện theo tiêu chí để được nhận thuốc.

MỚI - NÓNG