Mũ bảo hiểm : Vì sao 'nóng' và nhiều hàng giả ?

Mũ bảo hiểm : Vì sao 'nóng' và nhiều hàng giả ?
TPO - Về vấn đề thị trường mũ bảo hiểm (MBH) "nóng", nhiều loại giả hiện nay. Trước tiên xin khẳng định : Nỗ lực nhằm buộc mọi người dùng MBH khi đi xe gắn máy để phòng tránh thương tật là cần thiết, hầu hết các nước khác đã làm, không có gì phải bàn luận. Nhưng...

>> Hà Nội: Xếp hàng chầu chực mua mũ bảo hiểm xịn
>> Lạng Sơn: Bắt giữ hàng nghìn mũ bảo hiểm nhái nhãn mác
>> Lên biên giới mua 'mũ đối phó'
>> Hà Nội: Liên tiếp bắt giữ hàng trăm mũ bảo hiểm nhập lậu

Mũ bảo hiểm : Vì sao 'nóng' và nhiều hàng giả ? ảnh 1
Chỉ rơi nhẹ, chiếc mũ TQ đã vỡ tan tành. Ảnh : TP

Trong quá trình quyết định cũng như cách tổ chức để đưa các quyết định vào cuộc sống chúng ta còn chưa tính kỹ, giống như "đánh cờ nước một" vậy. Do đó có nhiều vấn đề phát sinh là do tự ta gây ra.

Khi quyết định buộc dùng MBH, tôi nghĩ chúng ta nên xem xét các yếu tố sau: Có bao nhiêu người đi xe máy, có bao nhiêu người đã có MBH; để biết nhu cầu MBH sẽ là bao nhiêu ? Có bao nhiêu cơ sở chế MBH trong nước, khả năng sản xuất là bao nhiêu mỗi tháng ? để biết được khoảng thời gian cần để thỏa mản nhu cầu; để ấn định thời điểm qui định phải dùng MBH cho phù hợp. 

Để thăng bằng cung cầu hơn, chúng ta nên nghĩ tới giải pháp áp dụng từng phần, từng thời điểm khác nhau với các đối tượng khác nhau như quân nhân, công chức, sinh viên học sinh, vùng miền, ví dụ như TP Hà nội trước, vài tháng sau đó đến TP HCM,...

Chúng ta đang sống trong cơ chế thị trường, khi "tạo ra" sức cầu quá lớn một cách đột ngột, vượt quá khả năng cung của các cơ sở sản xuất; tất nhiên sinh ra tăng giá, hàng giả, buôn lậu, ...xáo trộn thị trường không sao tránh khỏi.

Mũ bảo hiểm : Vì sao 'nóng' và nhiều hàng giả ? ảnh 2
Cảnh chầu chực mua MBH "xịn" trên đường Ngọc Khánh lúc 7giờ 30 phút (12/9) - Ảnh: M.A

Điều này sẽ làm giảm khả năng thu lợi của doanh nghiệp trong nước; Tạo cơ hội cho bọn buôn lậu các sản phẩm thiếu chất lượng từ nước ngoài vào nhất là từ Trung Quốc. Vì MBH thiếu chất lượng, không thể bảo vệ người sử dụng khi bị tai nạn nên dẫn đến có MBH cũng như không! Chương trình sẽ kém hiệu quả.

Thiết nghĩ, vấn đề của qui trình quyết định bắt buộc dùng MBH này không phải là cá biệt. Thói quen nầy trong cách quyết định của ta làm mất thời gian, ít hiệu quả, gây xáo trộn không đáng có trong sinh hoạt...

Thành thật ước mong các nhà quản lý của ta nhận thức được rằng quyết định suông chưa đủ, phải tính đến việc làm thế nào cho các quyết định này được thực thi một cách hợp lý, hiệu quả, êm thấm, giải quyết được vấn đề, có lợi cho xã hội; nhất là tránh tình trạng đang tìm cách giải quyết vấn đề này lại vô hình trung tạo ra nhiều vấn đề khác cần phải giải quyết tiếp. Xin cám ơn !

Võ Đông Pha

Ý kiến bạn đọc

Thu trang, Hà nội, Email: nguyenpham2002@yahoo.com

Tôi không biết gửi mũ bảo hiểm ở đâu ?

Tiền phong Online  thân mến! Mình xin phép được góp thêm một ý kiến nhỏ về chiếc mũ bảo hiểm mà bây giờ đang được coi là đề tài nóng bỏng cho tất cả mọi người. Mình đã sử dụng mũ bảo hiểm cách đây 4 năm. Lần đầu tiên đội mũ, mình cảm thấy một cảm giác thật an toàn và thoải mái. Hơn nữa, mỗi khi mùa đông về, việc ra đường mà đội chiếc mũ bảo hiểm thì thật không biết gì nữa về những cái giá buốt của gió mùa.

Tuy nhiên, mình cũng muốn nói rằng, việc sử dụng nó còn có rất nhiều vấn đề nan giải như: không thể gửi chúng ở đâu hết, các bãi trông xe đều từ chối nhận trông mũ bảo hiểm cho khách, khi vào siêu thị mua đồ thì nhiều khi chiếc mũ làm vật cản( nó bỏ không vừa so với tủ gửi đồ), khi đi chợ thì thật vất vả khi tay bận mang mũ, tay bận xách đồ, nhất là khi đi ăn cỗ ở đâu đó thì thật không biết phải xử lý thế nào với cái mũ, nhiều khi mình phải đem đi gửi ở một người quen nào gần đó rồi lại quay vào nhà bạn bè ăn cỗ...

Và bây giờ, mình luôn lo ngại rằng: chiếc mũ của mình sẽ không cánh mà bay nếu mình nhãng trí để lại nó ở xe hay... bởi vì giá cả của mũ đang leo thang, rất nhiều bạn phải chấp nhận mua mũ với giả cả gấp 2, 3 lần so với mức giá bình thường chỉ với mục đích là tránh phải mất thời gian với việc gặp gỡ công an giải quyết việc không chấp hành nghiêm chỉnh luật của mình chứ thực chất vẫn chưa phải là lo lắng cho sức khoẻ ..của chính bản thân, số lượng mũ của những hãng có tên tuổi với chất lượng được khẳng định thì " cung không đáp ứng được cầu"...

Với những ý kiến nhỏ nêu trên, mình mong rằng sẽ có những giải pháp hữu ích nhất cho tất cả mọi người. Tất cả sẽ tự tin khi mang một chiếc mũ với giá cả phải chăng, chất lượng đảm bảo, tiện ích ở bất cứ đâu và khi đó việc sử dụng mũ bảo hiểm sẽ là ý thức tự giác bảo vệ chính mình chứ không còn là đề tài nóng bỏng như bây giờ.

Công Minh

Tôi thấy dội mũ BH khi đi xe máy là điều tốt . Và có lẽ mọi người sẽ chấp hành . Nhưng thời gian để chuẩn bị có quá gấp chăng ? Vì theo tôt được biết qua thông tin đại chúng , thị trường mũ BH hiện nay không đủ hàng đủ chất lượng để cung cấp , và chính bản thân tôi đi mua mũ cũng không tìm ra mũ có chất luợng để mua vì không có hàng ,còn mũ kém chất lượng thì không phải nói ...

Vậy thì người dân sẽ khổ khi phải mua hàng giả để đối phó với CSGT .Ý thức khi tham gia giao thông là cốt và cần thiết ,nhưng không vì thế mà để người dân phải mua hàng giả trong khi mũ chất lượng lại không có đủ để cung cấp cho thị trường .

Tôi nghĩ nhà nước nên có biện pháp tốt cho nguời dân vẫn chấp hành được luật giao thông ,nhưng cũng đừng vì thế mà phải mua mũ giả để phải rước hoạ vào thân.

Hoang Phi Hong, Email: minhdieusd_78@yahoo.com

Theo Tôi các cơ quan có trách nhiệm sẽ kiểm tra và "bêu tên" các loại mũ bảo hiểm kém chất lượng trên các phương tiện truyền thông, tôi nghĩ như vậy là chưa đủ, mà cần phải phạt thật nặng các cơ sở này.

Và phạt cả người đội mũ bảo hiểm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, mũ bảo hiểm không được kiểm định. Như vậy người mua mũ bảo hiểm sẽ không mua mũ kém chất lượng, và người bán mũ kém chất lượng cũng không bán được.

Tho con

Em thấy đội mũ bảo hiểm khi đi trên đường là cần thiết và rất thiết thực. Tuy nhiên, do cung không đủ cầu đã khiến cho giá mũ bảo hiểm tăng cao, từ 80-100 nghìn, thậm chí là tăng gấp đôi! Người dân không biết làm thế nào đành cắn răng mà mua với giá cắt cổ.

Hơn nữa, họ cũng không biết nên chọn mặt hàng nào tốt cho phù hợp, không xác định được đâu là hàng giả và đâu là hàng thật. Nhiều người cũng không biết là tem đóng dấu kiểm định chất lượng nó ra làm sao, chỉ nghe người bán mũ quảng cáo là hàng bảo đảm nên" đành nhắm mắt đưa...tiền" ra mua.

Thiết nghĩ phải đưa lên các thông tin đại chúng về mặt hàng, chất lượng, hình dáng tem thật của từng hãng mũ để người tiêu dùng có thể an tâm hơn trong việc chọn lựa mũ bảo hiểm.

Mặt khác, em cũng thắc mắc là khi đưa ra quyết định này, các nhà chức trách có tính đến các doanh nghiệp chuyên sản xuất mũ thời trang (các loại mũ vải)hay không? Vì khi mà toàn dân đội mũ bảo hiểm thì những doanh nghiệp đó có nguy cơ bị thua lỗ thậm chí phá sản. Và một điều bất cập nữa là, nếu như đi chợ cách nhà có chừng 1 cây số cũng phải đội mũ bảo hiểm thì cũng phiền phức và lịch kịch lắm đó!

Lê Quang Hiệp, Email: lequanghiep2002@yahoo.com

Cần có trách nhiệm trước tính mạng người dân !

Để hạn chế tình trạng tai nạn giao thông, Chính phủ đã có chủ trương bắt buộc người dân đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Tôi nghĩ đây là một chủ trương rất đúng đắn và thiết thực cho bản thân tính mạng của toàn dân.

Thấy được sự thiết thực đó Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt các cơ quan, doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể là những người đi đầu tham gia thực hiện chủ trương đội mũ bảo hiểm đó.

Tuy nhiên, hiện nay một thực tế là người dân rất hoang mang vì có quá nhiều loại mũ bảo hiểm và chất lượng thì người dân lại không thể đánh giá nổi. Vậy làm thế nào để người dẫn có thể tin tưởng chất lượng mũ và sẵn sàng đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Tôi nghĩ, Chính phủ cần có chỉ đạo thực sự sát sao các cơ quan chức năng triển khai một số nội dung để công bố cho người dân biết kiểm chứng:

- Xây dựng và công bố rộng rãi các tiêu chuẩn đối với một chiếc mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn an toàn cho phép.

- GIám sát chặt chẽ các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu mũ bảo hiểm bán tại thị trường Việt Nam. Bằng các biện pháp: Đăng ký chủng loại, dán tem doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu, giá bán... công bố rộng rãi các loại mũ bảo hiểm đã được đăng ký và kiểm định trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Có chế tài đủ mạnh và bắt buộc đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu mũ bảo hiểm phải chịu trách nhiệm tính mạng của người dân khi sử dụng sản phẩm mũ của doanh nghiệp đó mà có sự cố về chất lượng mũ.

Có như vậy, người dân mới tin tưởng mà sử dụng mũ bảo hiểm và chủ trương của Chính phủ mới thực sự đi vào cuộc sống.

Hòa Minh Tân, Email: tanbs07@yahoo.com.vn

Bàn thêm về chữ nhưng....

Tiền phong Online trong lời dẫn có để dành 1 chữ "nhưng" cho bạn đọc luận bàn xung quanh chuyện chiếc mũ bảo hiểm. Tôi xin góp vài ý nhỏ bàn thêm về chữ "nhưng" này.

Vâng, mục đích của chính sách này rất chính đáng, rất nhân văn rất vì nhân dân nhưng:

- Các nhà xây dựng chính sách của ta luôn bị vướng vào tính cố hữu của tư duy "cảm tính và duy lý". Chính sách ban hành không dựa vào những nghiên cứu, điều tra, đánh giá, phân tích số liệu 1 cách khoa học và nghiêm túc, chẳng hạn đơn giản như sẽ cần bao nhiêu mũ bảo hiểm, hiện năng lực sản xuất đáp ứng được bao nhiêu? phần thiếu hụt bù đắp ra sao? cần bao nhiêu thời gian? cách phân phối đến người dân thế nào? ai kiểm định giá và chất lượng mũ? làm thế nào để toàn dân tiếp cận thông tin chính thống?

Vì thế cho nên đến hôm nay thị truờng mũ BH mới bát nháo, mới để cho những kẻ tranh thủ trục lợi, tôi hôm 14/9 phải mua gấp 15 chiếc mũ cho cơ quan, nhờ cậy hết người quen để xem mua ở đâu cho đảm bảo nhưng tất cả đều lắc đầu chịu thua.

Tôi đành ra phố Huế mua đại và hoàn toàn chấp nhận lời quảng cáo tung ra như "gió bão mưa rào" của mấy chị bán hàng rằng mũ BH này là chuẩn nhập khẩu, giá mũ thì trời ơi, nghe đâu mũ của Protec giá Cty là 165,000 đồng nhưng tại phố Huế giá được "hét" là 270,000 đ mà hàng cũng lẻ tẻ, không dám đảm bảo có mũ đủ 15 chiếc.

Cách làm chính sách "phòng lạnh" kiểu này ở ta không hề khó tìm...

Tôi thiết nghĩ nếu các bộ, ngành tiếp tục làm thế này thì chúng ta rất khó xây dựng được 1 XH pháp quyền bởi chính sách thiếu hơi thở cuộc sống, nên chăng chính phủ hãy tinh giảm biên chế bộ máy hành chính, giữ lại những người giỏi, trả lương cao để họ ngồi nghĩ đề thi cho các chính sách, còn người giải bài thì thuê các công ty, các tổ chức xã hội làm, tôi chắc rằng nếu nghiên cứu kỹ thực tiễn thì chắc là chính sách khi ban hành sẽ đi vào cuộc sống ngay.

Hứa Văn Đinh, Email: dinhlc@gmail.com

Mũ bảo hiểm không phải bây giờ mới đội

Nhiều người kêu ca là tình trạng khan hiếm mũ bảo hiểm do việc thực hiện nghi định 32/CP của chỉnh phủ qua gấp nhưng có ai tự hỏi có phải mũ bảo hiểm bây giờ mới bắt buộc phải đội đâu.

Chẳng qua là vì ý thức chấp hành luật giao thông của mọi người từ trước tới nay qúa kém cho nên chưa bao giờ mua mũ bảo hiểm để đội do vậy đến nay chính phủ làm ráo riết mọi người mới đổ xô đi mua mũ bảo hiểm gây nên tình trạng trên.

Riêng tôi từ khi mua xe máy năm 1993 chưa ai bắt phải đội mũ bảo hiểm tôi đã mua rồi, và gia đình có 4 người thì đã mua 4 mũ bảo hiểm để khi đi đường xa. Mọi người đừng vội kêu ca trách móc trước hết hết tự trách mình.

Phạm Ngọc Chí, Email: phamngocchi@gmail.com

NÊN XỬ LÝ TRIỆT ĐỂ NHỮNG LOẠI MŨ KÉM CHẤT LƯỢNG

Nhà nước có quyết định bắt buộc người tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm là một biện pháp nhằm bảo vệ tính mạng và hạn chế những chấn thương ở vùng đầu cho người tham gia giao thông.

Thế nhưng làm sao để người dân chọn mua cho mình một chiếc mũ bảo hiểm đúng nghĩa khi đến với các cửa hàng bán mũ bảo hiểm, thì các cơ quan chức năng nên có những biện pháp mạnh hơn nữa để loại bỏ những loại mũ kém chất lượng đang trôi nổi tràn lan trên thị trường hiện nay.

Nếu làm tốt công tác này thì chắc chắn người mua sẽ chon được những loại mũ chất lượng khi đến với cửa hàng. Có một thực tế hiện nay là công tác kiểm soát của các cơ quan kiểm định chất lượng ở các tỉnh lẽ là chưa thật sự triệt để, mũ kém chất lượng vẫn bày bán công khai, có nhiều chiếc mũ chỉ cần nhìn là thấy được sự không an toàn vì lớp nhựa và lớp mút bên trong cũng rất khiêm tốn, như vậy làm sao bảo vệ được khi lỡ xảy ra tai nạn?

Trong khi đó người mua lại thích những loại mũ giá rẻ và gọn nhẹ thì những loại mũ kém chất lượng lại được tiêu thụ mạnh. Vì vậy tôi nghĩ bên cạnh việc tuyên truyền người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm thì bên cạnh đó các cơ quan chức năng cũng cần phải xử lý triệt để những loại mũ kém chất lượng đang tràn lan trên thị trường hiện nay.

Tran Hoai Nam

Tôi đồng ý với quan điểm của các bạn. Khi cơ quan có thẩm quyền đưa ra một chính sách ảnh hưởng đến đại bộ phận dân chúng cần phải tư duy kinh tế. Việc đưa ra quy định đội mũ bảo hiểm là không có gì bàn cãi, song việc áp dụng trên toàn quốc khi chưa tính đến cung cầu mũ bảo hiểm cho thấy còn nhiều bất cập.

Như thế là lãng phí tài sản của nền kinh tế. Người mua sẽ phải mua một sản phẩm với giá trị vượt quá giá trị thực của sản phẩm. Thử hỏi hàng chục triệu dân mỗi người bị "móc túi" 50.000 đồng thì cả nước bị mất bao nhiêu tiền, vào túi ai ?Tôi thấy lãng phí lắm, chẳng biết chúng ta thực hành lãng phí tiết kiệm như thế nào???

Vừa qua, tôi có đi mua mũ của hãng Protec tại đường Ngọc Khánh, thấy rằng người mua đông như nêm, chen chúc như thời kỳ mậu dịch. Tất cả người mua đều ca thán, mũ đắt cũng phải mua. Đối với người có tiền thì mua được mũ tốt, người nghèo thì chỉ mua được mũ kém chất lượng, mà mũ kém chất lượng có cũng như không.

Dễ nhận thấy rằng dân ta còn nghèo lắm, thế thì đại bộ phận dân cư đội mũ kém chất lượng, họ vừa mất một khoản tiền mà cũng chẳng tăng được sự an toàn lên chút nào cả. Thế đấy, đôi khi những quyết sách không có tư duy kinh tế có tác dụng ngược đấy. Hi vọng cơ quan có thẩm quyến có sự điều chỉnh hợp lý cho dân.

Hoàng văn Hà, Email: ha@yahoo.com.vn

Mũ bảo hiểm có chất lượng bán ở đâu ?

Theo tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương khi lên xe máy bất kỳ ở đâu ,trên tất cả các tuyến đường,người điều khiển xe đều phải chấp hành nghiêm là đội mủ bảo hiểm. Để chính bảo vệ tính mạng cho mình đề nghị các nghành liên quan phải sử phạt thật nghiêm đối với các trường hợp vi phạm .

Đội mũ bảo hiểm không những bảo vệ cho chính bản thân mình mà còn bảo vệ an toàn cho những người khác .Trong đó lực lượng CSGT là lực lượng nòng cốt ,không nên đánh trống ,bỏ dùi, phải kiểm tra thường xuyên khi được giao nhiệm vụ ,có như vậy người điều khiển xe máy mới thật sự chấp hành tốt được .

Còn việc mua mũ bảo hiểm ở đâu bộ công an nên kết hợp với bộ giao thông vận tải hoăc các nghành liên quan nên thông báo cho mọi người dân biết cần mua mũ bảo hiểm ở đâu ? đại đa số chúng tôi là người dân đã 30 năm sống ở Hà nội rồi mà chưa biết mua mũ bảo hiểm chất lượng do nhà nước việt nam sản xuất bán ở đâu ?

Thanhthuylx, Email: thanhthuylx07@yahoo.com

Hoang mang đi mua mũ bảo hiểm

Tôi là CNV ở tỉnh. Tôi rất hoan nghênh việc đội mũ bảo hiểm vì trên đường đi làm hàng ngày tôi thường chứng kiến các tai nạn giao thông , cứ vài ngày là có một tai nạn .

Tuy nhiên , cách đây vài hôm khi đi mua mũ bảo hiểm tôi rất hoang mang . Người bán giới thiệu đủ loại mũ , đủ lọại giá , có những cái nhìn bề ngoài giống hệt nhau mà giá chênh nhau cả trăm nghìn , thật giả nằm lẫn lộn . Tôi không cách nào nhận ra hàng chất lượng , hàng nào giả , chưa kể giá bán mỗi nơi cũng khác nhau .

Lúc này tôi nghĩ vai trò của chính quyền đâu ? Muốn người dân chấp hành tốt thì tại sao không giúp đỡ người dân từ ngay khâu quan trọng đầu tiên là mua mũ bảo hiểm . Chúng tôi chỉ cần chỉ cho chúng tôi một nơi bán uy tín về chất lượng và giá cả . Chúng tôi chờ đợi vai trò tích cực và thíêt thực của chính quyền lúc này.

ngoctuan, Email: tuan_4788@....

Nhà sản xuất mũ bảo hiểm đang hốt bạc !

Thị trường mũ bảo hiểm thật sôi động như thị trường chứng khoán hồi đầu. Tôi có người bà con kinh doanh mũ bảo hiểm cho biết : giá cả các công ty tăng chóng mặt , mỗi ngày 1 giá ,từ đợt sốt mũ đến nay, mỗi cty tăng ít nhất từ 40 ngàn đến 60 ngàn mà hàng muốn lấy phải dặn trước.

Sự tăng giá chóng mặt này liệu các ban ngành có biết không ? Nhà nước không được gì ,chỉ lợi nhà sản suất, còn người tiêu dùng là thiệt thòi nhất .

Giá như nhà nước trước khi ra quyết định này lên có biện pháp về giá cả. Công ty nào tăng giá sẽ phạt thật nặng. Qua đợt mũ bảo hiểm này các C.ty sản xuất mũ bảo hiểm sẽ lãi vài trăm tỷ ,nhà nước thất thu lớn về thuế. 

Nguyễn Thanh Toàn, Email: nttoan06@gmail.com

Tôi rất đồng ý với ý kiến của bạn. Chính phủ yêu cầu mọi người ngồi trên xe máy khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm, xét cho cùng là để bảo vệ chính người đội mũ, và nếu không chấp hành sẽ phạt.

Vậy mà tôi vừa đọc một bài báo có đưa tin rằng, các cơ quan có trách nhiệm sẽ kiểm tra và "bêu tên" các loại mũ bảo hiểm kém chất lượng trên các phương tiện truyền thông, tôi nghĩ như vậy là chưa đủ, mà cần phải phạt thật nặng các cơ sở này.

Bởi vì nếu đội mũ kém chất lương thì mục tiêu bảo vệ ở trên không được thực hiện thì tức là mũ kém chất lượng đó đã làm sai với yêu cầu đề ra của việc đội mũ bảo hiểm, vì vậy cần phải phạt các cơ sở làm, bán mũ bảo hiểm kém chất lượng cũng giống như phạt người không đội mũ bảo hiểm vì cả hai đều dẫn tới kết quả là không bảo vệ được cái đầu của người đi xe máy.

Pham nguyen, Email: pham_nguyen@yahoo.com.vn

Theo tôi ý kiến này cũng có một phần đúng, nhưng người tiêu dùng không thể nào không biết được khi mua một cái mũ bảo hiểm giá quá rẻ (dưới 60.000 đồng) mà cho là mũ tốt, đạt chất lượng.

Hiện nay một bộ phận người dân chủ yếu mua mũ để đối phó với CSGT chứ chưa quan tâm tới bảo vệ an tòan cho chính mình, mua mũ dởm để có mất khỏi tiếc do hiện nay một số nơi không có giữ mũ.

Do quy định về đội mũ đã có từ rất lâu mà chưa được cơ quan chức năng làm quyết liệt, bị quên lãng mà hiện nay nghị quyết 32 buộc phải đội mũ trong thời gian quá ngắn nên các cơ sở sản xuất mũ chất lượng không kịp cung ứng ra thị trường dẫn đến mũ giả, nhái chất lượng thấp là điều tất yếu.

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ người tiêu đùng khi mua mũ bảo hiểm, việc đội mũ phải làm quyết liệt nhưng thời gian cần có giãn cách, phân vùng thực hiện từ từ.

Cần quy định các nơi giữ xe máy phải có trách nhiệm giữ thêm mũ bảo hiểm không được thu thêm phí. Như hiện nay một số nơi giữ xe máy 2000đồng/chiếc ; xe đạp 1000đồng/chiếc mà giữ mũ 1000đồng/ chiếc thì có hợp lý không??? trong khi một xe máy thường đi 2 người có 2 mũ bảo hiểm.

Nguyen Hien, Email: traicahd@...

Toi rat dong tinh voi y kien cua doc gia To Dong Pha.Ben canh nhung van de ma ong Pha da neu con nhieu van de bat cap khi thuc hien quyet dinh nay ma chua duoc cac nha quan li tinh den:

-Doi voi cac don vi co trang bi trang phuc rieng nhu quan doi,cong an,kiem sat, kiem lam,...viec mac trang phuc phai di lien voi viec doi mu kepi theo dung quy dinh noi vu da duoc quy dinh trong luat cua tung nganh,do vay khi di moto ma khong doi mu kepi thi sai dieu lenh noi vu,nhung neu doi mu kepi ma khong doi mu bao hiem thi vi pham luat giao thong.

-Mu bao hiem (bao ho) trong thuc te co rat nhieu loai va da duoc nhieu nganh, nhieu nghe cai tien,che tao cho phu hop va thuan tien trong khi thuc hien cong viec nhu mu cua nganh xay dung, mu cua nganh dien luc, nganh buu chinh vien thong. Cac loai mu nay co chat luong va gia tri su dung rat tot.Tuy nhien,hien nay mot so noi giai thich cac loai mu nay khong du dieu kien tham gia giao thong vi chi tac dung trong moi truong tinh la khong chuan xac.

Can thiet phai co y kien cua cac co quan quan ly khoa hoc danh gia bang van ban de cung ap dung,tranh truong hop giai thich khong du dieu kien thong qua phong van mot so can bo cong an roi dua ra ap dung .Can quy dinh ro nhung loai mu bao hiem nao ap dung duoc khi tham gia giao thong (da la luat thi phai duoc quy dinh ro rang,cu the,khong nen de chung chung nhu hien nay chi tao moi truong cho tieu cuc nay sinh)

-Chung ta can co lo trinh ap dung cu the thi moi co hieu qua dong thoi can tinh den viec can doi,tao dieu kien cho cac nha san xuat phat trien,tinh den su dong bo trong tat ca cac linh vuc thi viec ap dung phap luat moi co tac dung di vao cuoc song.

Hoàng Văn Đạo, Email: bienden121@yahoo.com

Theo bản thân tôi nghĩ quy định đội mủ bảo hiểm được nhà nước quy định là hoàn toàn hợp lý .Song sự chuẩn bị về số lượng mũ bao hiểm hay nói cách khác đó chính là các cơ sơ sản xuất mũ bảo hiểm có chất lượng do nhà nước quản lý và kiểm tra còn nhiều vấn đề phải nói tới.

>> Tiếp tục cập nhật...

MỚI - NÓNG