Mổ xẻ trách nhiệm

0:00 / 0:00
0:00
TP - Thực trạng giải ngân vốn đầu tư công có nguồn vay từ nước ngoài (ODA) 5 tháng đầu năm 2021 cho thấy nhiều vấn đề về trách nhiệm được hé lộ thông qua các câu chuyện kể khổ của các bộ ngành, địa phương.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Tài chính Trần Xuân Hà khá tế nhị khi “rào đón” với đánh giá tiến độ giải ngân của các địa phương có tiến bộ. Nhưng thông tin cũng cho thấy, bản chất của giải ngân vốn đầu tư công đang không đi đúng với yêu cầu đề ra. Sau 5 tháng, mới có 15/63 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt trên 3%. Hầu hết trong số 15 địa phương được vinh danh về ‘tích cực’ giải ngân vốn đầu tư công là những tỉnh nghèo, có tỷ trọng nộp ngân sách thấp.

Đáng chú ý, có tới 37/63 địa phương tỉ lệ giải ngân bằng 0%. Đồng nghĩa, không có dự án nào được triển khai. Còn với trách nhiệm của một đơn vị quản lý nhà nước, tỉ lệ giải ngân như trên là rất thấp, thấp hơn hẳn tỉ lệ giải ngân 5 tháng đầu năm 2020. Nhưng câu chuyện vì sao các địa phương không động đậy với vốn đầu tư, không có dự án khởi công và đằng sau đó là câu chuyện trách nhiệm ra sao.., không được Bộ Tài chính phân tích.

Câu chuyện bế tắc vốn đầu tư công được dư luận đặc biệt quan tâm từ cuối năm 2020 đến nay sau khi hàng loạt dự án đối tác công tư (PPP), BOT gặp những vướng mắc kéo dài nên xin điều chỉnh theo hướng tăng phần vốn góp ngân sách hoặc chuyển hẳn sang đầu tư công.

Về phía các địa phương, bộ ngành, lý do chậm giải ngân vốn đầu tư công có đủ câu chuyện để dẫn chứng. Thủ tục giải ngân, sự phối hợp của các nhà tài trợ, bế tắc giải phóng mặt bằng, đấu thầu, ký hợp đồng,… đủ lý do được đưa ra để giải thích. Nhưng tuyệt nhiên, việc các địa phương, bộ ngành đã “sống chết” làm hết trách nhiệm để các dự án đươc triển khai, hầu như không được nhắc đến. Việc có hay không các địa phương, bộ ngành né trách nhiệm trong việc thực hiện các dự án vốn đầu tư công cũng không được cơ quan chức năng nào mổ xẻ kỹ lưỡng.

Ai cũng biết, nếu các bộ ngành, địa phương giải ngân tốt vốn ODA sẽ thúc đẩy tăng trưởng và tạo bệ đỡ cho nền kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19 đang bùng phát lại như hiện nay. Việc đưa dòng vốn đầu tư công vào nền kinh tế, cũng đồng nghĩa tạo và duy trì việc làm cho người lao động còn giúp các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ tài chính, ngân sách dự toán đã được Quốc hội giao. Ngược lại, việc giải ngân nguồn vốn này đạt thấp kéo dài là đáng quan ngại và cũng cần “làm tới cùng” để không còn tình trạng né trách nhiệm từ các cơ quan, địa phương.

Chính phủ cần có động thái quyết liệt, không để điệp khúc chậm giải ngân vốn lặp lại hết năm này sang năm khác. Địa phương, bộ ngành có dự án triển khai tốt cần được biểu dương. Nơi có các dự án chậm trễ cần phải xử lý trách nhiệm người đứng đầu. Có như vậy mới xóa được tình trạng xí dự án, xí vốn, nhưng triển khai ì ạch mà không bị xử lý.

P.T

MỚI - NÓNG
Công nương Nhật Bản qua đời
Công nương Nhật Bản qua đời
TPO - The Japan Times đưa tin Công nương Yuriko của Hoàng gia Nhật Bản vừa qua đời ở tuổi 101 vì bệnh viêm phổi. Bà không xuất hiện trước công chúng kể từ sự kiện chào năm mới 2024. 
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
TPO - Sáng nay (15/11), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh theo giá thế giới. Giá vàng nhẫn giảm từ 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/lượng về mốc 81 - 82 triệu đồng/lượng, tuỳ từng thương hiệu vàng.