“Mổ xẻ” những môn học lạ sắp đưa vào giảng dạy

Trải nghiệm sáng tạo sẽ là môn học bắt buộc phân hóa ở các cấp học (ảnh: IT)
Trải nghiệm sáng tạo sẽ là môn học bắt buộc phân hóa ở các cấp học (ảnh: IT)
Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vừa được Bộ GD ĐT công bố sẽ có hàng loạt môn học mới, lạ được đưa vào giảng dạy ngay từ năm học 2018 – 2019.

Trải nghiệm sáng tạo là gì?

Là môn học bắt buộc phân hóa xuyên suốt trong chương trình giáo dục từ bậc tiểu học lên cấp THPT, trải nghiệm sáng tạo được hiểu là phần thực hành của một số môn học. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, các hoạt động trải nghiệm này thay vì diễn ra độc lập theo từng môn sẽ được tích hợp, tổng hợp các kiến thức để giải quyết các hiện tượng, vấn đề của cuộc sống.

Nội dung cơ bản của chương trình Hoạt động trải nghiệm sáng tạo gồm 5 lĩnh vực: Phát triển cá nhân; Cuộc sống gia đình; Đời sống nhà trường; Quê hương, đất nước và cộng đồng xã hội; Nghề nghiệp và phẩm chất người lao động.

 Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lý thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng...

 “Ví dụ hoạt động trồng cây, học sinh cần phân tích thổ nhưỡng, thời tiết, loại cây, loại giàn phù hợp. Ngày hội khoa học cũng là một hoạt động mang tính chất trải nghiệm theo tiêu chí này” -  ông Thuyết nói.

Giáo dục kinh tế và pháp luật học gì?

Môn học này bắt đầu xuất hiện từ lớp 10 đến lớp 12 trong danh mục môn học bắt buộc đối với học sinh lớp 10 và là môn bắt buộc tự chọn của học sinh lớp 11 và 12. Theo lý giải của ban soạn thảo đề án, môn học này thực chất là tên gọi của môn Giáo dục lối sống hay Giáo dục công dân trước đây.

Nội dung chủ yếu của môn Giáo dục kinh tế và pháp luật là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật.

 Ở lớp 10, môn Giáo dục kinh tế và pháp luật giúp học sinh có cái nhìn tổng quát về lĩnh vực kinh tế và pháp luật, từ đó có hứng thú đối với môn học và đánh giá đúng nguyện vọng, sở trường của bản thân để lựa chọn môn học ở lớp 11 và lớp 12 một cách phù hợp.

Ở lớp 11 và lớp 12, môn học Giáo dục kinh tế và pháp luật dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật. Nội dung chủ yếu của môn học gồm những vấn đề kinh tế và pháp luật mang tính ứng dụng, thiết thực đối với định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông của học sinh.

 Công nghệ và hướng nghiệp dạy gì?

 Là môn học mới xuất hiện ở cấp tiểu học lớp 1, 2,3 với  tên gọi Thế giới công nghệ và Tìm hiểu công nghệ ở 4,5. Ở cấp THPT môn học này có tên Thiết kế và công nghệ.

“Mổ xẻ” những môn học lạ sắp đưa vào giảng dạy ảnh 1

Công nghệ hướng nghiệp sẽ hiúp học sinh học  tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ... (nguồn: IT)

Thực chất, đây là môn học giúp học sinh học tập và làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình, nhà trường và xã hội; hình thành và phát triển năng lực thiết kế, năng lực sử dụng, giao tiếp và đánh giá công nghệ… qua đó lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân, chuẩn bị các tri thức nền tảng để theo học các ngành nghề thuộc các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ.

Cùng với Toán học, Khoa học tự nhiên và Tin học, các môn học về công nghệ là một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Chuyên đề học tập làm như thế nào?

Lần đầu tiên, học sinh lớp 11, 12 sẽ được lựa chọn một trong các chuyên đề học tập. Những chuyên đề này, giúp học sinh phát triển khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của nhiều môn học để giải quyết các vấn đề thực tiễn có tính chất phức hợp và tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận với nghề nghiệp phù hợp với sở thích, năng lực và thực tiễn địa phương. Thời lượng giáo dục cho mỗi chuyên đề học tập là 15 tiết.

Theo ông Thuyết, các trường trung học phổ thông căn cứ vào nguyện vọng của học sinh, điều kiện cụ thể của nhà trường hoặc liên trường để tổ chức dạy học các chuyên đề học tập đảm bảo phù hợp, chất lượng, hiệu quả 

Hệ thống các chuyên đề học tập của mỗi trường có thể được thay đổi, bổ sung qua các năm học. Người dạy chuyên đề học tập là giáo viên đã được đào tạo, bồi dưỡng hoặc là doanh nhân, nghệ nhân,... có hiểu biết, kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực chuyên môn của chuyên đề học tập đó.

Ngoại ngữ 2 là những môn gì?

Là môn học tự chọn cạnh môn ngoại ngữ bắt buộc là tiếng Anh. Học sinh có nguyện vọng học các ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh, nếu trong điều kiện trường đó đủ cơ sở vật chất và giáo viên giảng dạy có thể đăng ký học môn đó.

Học sinh có thể bắt đầu học tự chọn Ngoại ngữ 2 từ lớp 6 và có thể kết thúc bất kỳ lúc nào theo nguyện vọng của mình.

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, môn học này nhằm đáp ứng nhu cầu của các em có năng khiếu, hay những học sinh thấy khó có khả năng thi vào ĐH khối có tiếng Anh có thể thi khối khác liên quan đến tiếng Trung, Nhật... Học sinh ở vùng có quan hệ kinh tế với nước ngoài nhiều cũng có thể học, ví dụ vùng biên giới giáp với các quốc gia như Trung Quốc, Campuchia,...

Cấp 3 bắt buộc tự chọn mỹ thuật, âm nhạc?

Lần đầu tiên, hai môn học này sẽ trở thành môn học chính khóa ở cấp THPT và được xếp vào môn bắt buộc tự chọn. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, mục đích của việc đưa Mỹ thuật, âm nhạc vào cấp THPT là để định hướng nghề nghiệp tạo điều kiện cho các em có năng khiếu hội họa, âm nhạc có kiến thức cơ bản để xét tuyển ĐH CĐ.

Ngày 12/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Chương trình phổ thông tổng thể. Tổng chủ biên, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, chương trình được xây dựng theo phương pháp đi từ xác định chuẩn đầu ra về nhu cầu phát triển của đất nước, nhu cầu nhân lực... để xác định nội dung, phương pháp giảng dạy.

Xem và tải về toàn bộ dự thảo TẠI ĐÂY

Bộ GD-ĐT lấy ý kiến góp ý dự thảo từ nay cho đến ngày 29/4/2017.  

Theo Theo Dân Việt
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.