Máy bay thương mại mất tích được tìm kiếm như thế nào

Một chiếc máy bay Airbus A320-200 của AirAsia, cùng loại với chiếc máy bay mất tích sáng nay của hãng. Ảnh: AP.
Một chiếc máy bay Airbus A320-200 của AirAsia, cùng loại với chiếc máy bay mất tích sáng nay của hãng. Ảnh: AP.
Nhiều loại công nghệ, phương tiện tiên tiến đang được sử dụng để truy tìm chiếc máy bay mất tích của AirAsia.

Thông tin chiếc máy bay mang số hiệu QZ8501 của hãng hàng không AirAsia chở theo 162 người mất tích từ sáng nay khiến ngành hàng không thế giới một lần nữa chấn động. Lần thứ ba trong năm nay, một chiếc máy bay thương mại lớn của châu Á gặp chuyện chẳng lành.

Thông thường, sau khi một chiếc máy bay mất tích, cơ quan chức trách sẽ dựa vào nhiều thông tin, từ dấu vết của những lần bảo dưỡng trước đó đến thông tin của nhà sản xuất để tìm kiếm. Các loại công nghệ tìm kiếm tương tự từng thành công trong việc giúp tìm ra chiếc máy bay của Air France mất tích ở Đại Tây Dương năm 2009.

Trong trường hợp chiếc máy bay MH370 của Malaysia Airlines đến nay vẫn chưa tìm thấy, công nghệ được sử dụng có tên gọi ACARS, viết tắt của Aircraft Communications Addressing and Reporting System là Hệ thống báo cáo và theo dõi thông tin máy bay. Hệ thống này liên tục gửi và nhận nhiều loại thông tin khác nhau giữa máy bay và nhà sản xuất ở mặt đất. Tùy thuộc vào độ phức tạp của thông tin, hãng hàng không có thể tự nhận thông tin từ máy bay của hãng hoặc nhận tin từ nhà sản xuất sau khi trả phí.

John Hansman, Giám đốc Trung tâm Giao thông hàng không tại Học viện Công nghệ Massachusetts Institute of Technology (MIT) ước tính 90% máy bay của Mỹ sử dụng công nghệ này, vì nó giúp các hãng hàng không tiết kiệm nhiều khoản chi phí khác.

Ví dụ, hệ thống ACARS sẽ lưu lại từng chi tiết khi nào máy bay giảm tốc độ, hay khi nào cất cánh và hạ cánh. Những thông tin này giúp hãng theo dõi chi phí giá thành một cách chính xác. Thêm vào đó, báo cáo bảo dưỡng cũng cho biết khi nào động cơ nóng hơn bình thường.

Ông Hansnam cho biết bằng cách này, nếu có trục trặc gì xảy ra với máy bay, ngay lập tức đội bảo dưỡng sẽ nhận được thông tin và chờ sẵn ở điểm hạ cánh để sữa chữa, kịp cho máy bay tiếp tục cuộc hành trình một cách nhanh nhất.

Nói chung, các tin nhắn giữa tàu bay và mặt đất sẽ được chuyển giao nhanh chóng với tín hiệu VHF, tương tự như hệ thống tín hiệu của tàu vũ trụ Apollo. Tín hiệu này có thể gửi xuyên qua nước nếu hãng hàng không mua gói đắt tiền hơn.

Độ chi tiết của dịch vụ gửi và nhận tín hiệu phụ thuộc vào việc hãng hàng không bỏ ra bao nhiêu tiền. Ví dụ,nhà sản xuất Boeing của Mỹ tung ra một dịch vụ có tên gọi gói phân tích và cảnh báo dành cho máy bay 777, 747 và 787 có kết nối Internet tốc độ cao. Hệ thống này theo dõi nhiên liệu, đường bay, bộ phận cất hạ cánh, động cơ thủy lực và thông tin liên lạc.

Với MH370, cho đến nay hãng hàng không Malaysia Airlines và nhà sản xuất vẫn chưa cho biết họ sử dụng gói dịch vụ theo dõi nào. Còn với chiếc Airbus A330 của hãng hàng không Air France, hệ thống theo dõi chi tiết đã gửi báo cáo về tốc độ bay, mực bay thời điểm xảy ra tai nạn cùng nhiều thông tin khác, giúp nhà chức trách nhanh chóng tìm ra vị trí rơi máy bay.

Chiếc máy bay bị mất tích sáng nay của hãng hàng không AirAsia là dòng A320-200 của nhà sản xuất Airbus.

Theo Thanh Bình

Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
TPO - Ngày 13/12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định cho biết đã thông báo tổ chức giao thông tạm thời qua cầu Thị Nại, TP. Quy Nhơn. Thời gian xếp xe thử tải bắt đầu từ lúc 8h đến 22h ngày 15/12. Đây là cầu vượt biển đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, hiện là cầu vượt biển dài thứ 2, sau cầu Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng.