Máy bay tàng hình của Hitler: Cơ hội bị bỏ lỡ

Máy bay tàng hình của Hitler: Cơ hội bị bỏ lỡ
TPO - Máy bay tàng hình “không đuôi” của Hitler đã có thể làm thay đổi tiến trình chiến tranh nếu được sản xuất hàng loạt.

Máy bay phản lực thí nghiệm Horten Ho IX đã có thể làm thay đổi tiến trình Thế chiến II, nhà bình luận Sebastian Roblin phân tích trên tạp chí The National Interest.

Theo Sebastian Roblin, “máy bay phản lực đầu tiên kiểu này được anh em nhà Horten phục vụ ở nước Đức phát xít phát minh ra”.

“Nó đã nhận được, mặc dù không hoàn toàn xứng đáng, danh hiệu ‘tiêm kích tàng hình dành cho Hitler’”, Roblin viết.

Việc thiết kế Ho IX bắt đầu sau khi Bộ trưởng không quân đế chế Hermann Goering giao nhiệm vụ chế tạo cho không quân phát xít một máy bay có khả năng đạt tốc độ bay 1.000 km/h với tải trọng bom 1.000 kg và tầm bay không dưới 1.000 km.

Anh em Horten từng thí nghiệm trong một thời gian dài các mẫu tàu lượn không đuôi đã đệ trình thiết kế “cánh bay” của mình. Thiết kế này nhanh chóng được chuẩn y.

Nhờ có sơ đồ khí động độc đáo mà giảm được lực cản không khí, cho phép tiết kiệm nhiên liệu và sử dụng được các động cơ phản lực mới nhất.

Công ty Gotha nhận được đơn đặt hàng sản xuất 40 máy bay này. Những thử nghiệm đầu tiên đối với các mẫu sản xuất diễn ra trong tháng 2/1945.

Tuy nhiên, tháng 4/1945, quân đồng minh đã tiến vào thành phố Friedrichroda, nơi đặt dây chuyền sản xuất Ho IX. Quân Mỹ đã tịch thu một số mẫu máy bay thử nghiệm.

Khác với những tin đồn, máy bay không có độ bộc lộ thấp.

“Tuy nhiên, sơ đồ 'cánh bay; tự thân nó đã làm giảm bề mặt tán xạ hiệu dụng, yếu tố đặc trưng cho máy bay tàng hình”, ông Roblin nhấn mạnh.

Ưu thế trước đối phương ở đây đạt được không phải nhờ hiệu ứng tàng hình mà nhờ tốc độ bay cao.

Cuối cùng, “trên bầu trời Thế chiến II, Ho IX đã có thể trở thành một máy bay thực sự khủng khiếp. Nhưng đến cuối chiến tranh, nó vẫn còn ở rất xa việc sản xuất số lượng lớn”.

Theo Theo Defence
MỚI - NÓNG