Mặt cầu Thăng Long 'vá víu' vẫn chờ... giải pháp

Sau khi bóc lên sửa lại, 10 năm mặt cầu Thăng Long chưa hết hư hỏng.
Sau khi bóc lên sửa lại, 10 năm mặt cầu Thăng Long chưa hết hư hỏng.
TPO - Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cam kết sẽ tìm được giải pháp để sửa chữa triệt để hư hỏng lớp bê tông nhựa mặt cầu Thăng Long (Hà Nội), đảm bảo ổn định trong 7-10 năm, hiện có nhiều đề xuất công nghệ nhưng chưa có giải pháp nào được chọn.

Theo Tổng cục Đường bộ, sau khi khảo sát, nghiên cứu hư hỏng mặt cầu Thăng Long, Công ty Katahira & Engineers International (KEI-Nhật Bản) đưa ra 2 phương án. Theo đó, có thể sử dụng lớp bê tông nhựa đúc (Guss-Asphalt) cho lớp lóp dưới và bê tông nhựa polyme cho lớp trên; hoặc lớp dưới sử dụng bê tông cốt sợi thép (SFRC), lớp trên bằng bê tông nhựa polyme.

Về phía Nga, sau khi được đề nghị hỗ trợ, các chuyên gia tới từ Công ty SK MOST – đơn vị thi công cầu Thăng Long trước đây, đã làm việc và trao đổi với các cơ quan của Bộ GTVT. Chuyên gia Nga sơ bộ đưa ra phương án thi công hàn các đinh neo lên bề mặt bản thép; đổ lớp bê tông cường độ siêu cao côt sợi dày 4-6cm và thảm lớp bê tông nhựa đúc (Guss- Asphalt). 

Hiện tại, Tổng cục Đường bộ đang liên hệ với Công ty SK MOST để được cung cấp các thông tin chi tiết nhưng chưa có phản hồi. Công ty này đề nghị Tổng cục Đường bộ ký hợp đồng sau đó mới thực hiện các nội dung đề nghị phía Việt Nam như khảo sát, thiết kế và giá trị dự toán để lập phương án sửa chữa mặt cầu Thăng Long.

Một công nghệ khác cũng được Tổng cục Đường bộ quan tâm đó là giải pháp sử dụng bê tông siêu tính năng (UHPC) sẽ hàn các đinh neo lên bề mặt bản thép, làm lưới thép đổ bê tông UHPC làm lớp phủ bê tông nhựa. Hiện nay, đơn vị đang làm mẫu thử nghiệm và chuẩn bị thực hiện các thí nghiệm trong phòng để xem xét đánh giá.

Ngoài ra, Tổng cục Đường bộ tiếp tục tìm hiểu và thu thập các nghiên cứu của các tổ chức, chuyên gia khác về giải pháp thiết kế, sửa chữa lớp phủ trên mặt cầu thép có bản trực hướng (tương tự như cầu Thăng Long).

Dù nhiều phương án đưa ra, nhưng chưa có giải pháp nào được lựa chọn, đảm bảo chắc chắn sửa chữa triệt để hư hỏng mặt cầu Thăng Long.

Trước đó, ngày 12/8, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã trực tiếp đi khảo sát hư hỏng mặt cầu, cam kết sẽ lựa chọn giải pháp sửa chữa mặt cầu Thăng Long đảm bảo ổn định trong 7-10 năm.

Phía Tổng cục Đường bộ cho biết, sẽ đưa ra đấu thầu công khai để chọn đơn vị thực hiện.

Hồi tháng 7 vừa qua, Bộ GTVT đã có văn bản báo cáo Thủ tướng về sửa chữa mặt đường ô tô trên cầu Thăng Long, với kinh phí khoảng 180 tỷ đồng, và đề xuất lấy nguồn từ Quỹ bảo trì đường bộ trung ương.

Cầu Thăng Long được đại tu thay mới toàn bộ lớp thảm mặt cầu ô tô hồi năm 2009, với chi phí 90 tỷ đồng, theo công nghệ Mỹ. Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn đưa vào sử dụng, lớp phủ mặt cầu đã hư hỏng, bong tróc, rạn nứt... Tình trạng trên kéo dài tới nay.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.