Masan Núi Pháo 'tham vọng' trở thành công ty nguyên liệu công nghệ cao toàn cầu

Masan Núi Pháo 'tham vọng' trở thành công ty nguyên liệu công nghệ cao toàn cầu
Ngày 19/4, Công ty Cổ phần Tài nguyên Masan (HNX-UpCOM: “MSR”, “Masan Resources” hoặc “Công ty”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông 2019. Tại Đại hội lần này, MSR hiện là một trong những nhà sản xuất khoáng sản và hóa chất công nghiệp tích hợplớn nhấttại Việt Nam. Và tại đại hội này, MSR tuyên bố sẽ chuyển mình mạnh mẽ để thành công ty công nghệ toàn cầu sau năm 2022 . 

Mua lại thành công liên doanh, sở hữu 100% Cty tinh luyện Vonfram Núi Pháo 

Năm 2018, dấu ấn thành công của Masan là mua lại thành công liên doanh Núi Phao- HC Starck . Cụ thể, tháng 8/ 2018, MSR đã hoàn tất việc sở hữu 100% Công ty TNHH Tinh luyện Vonfram Núi Pháo - H.C.Starck sau khi mua lại 49% phần vốn góp của đối tác liên doanh - Công ty H.C.Starck GmBH. 

Với việc sở hữu 100% nhà máy chế biến Hóa chất Vonfram, MSR đã đổi tên Công ty TNHH Tinh luyện Vonfram Núi Pháo - H.C.Starck thành Công ty TNHH Vonfram Masan (“MTC”), đặt lại nhãn hiệu sản phẩm là Vonfram Masan (“Masan Tungsten”). Sự thay đổi này của Công ty đã được thị trường tiếp nhận một cách thuận lợi. Kể từ thời điểm mua lại, Công ty đã nỗ lực  khai thác những lợi ích cộng hưởng được kỳ vọng sẽ đạt được hoàn toàn trong năm 2019. 

Đặc biệt, trong năm 2018, Công ty đã gia tăng việc chế biến nguyên liệu vonfram thô mua từ bên ngoài lên đến 350%, đạt 937 tấn WO3. Khả năng mở rộng nguồn cung cấp nguyên liệu bên ngoài mỏ Núi Pháo là yếu tố quan trọng đối với những tham vọng tăng trưởng trong tương lai của Công ty, và việc thực hiện thành công điều đó trong năm 2018 là một minh chứng thực tế cho trình độ và năng lực của Ban điều hành Masan Resources. 

Điều này mở ra nhiều lựa chọn cho đường hướng phát triển của MSR đặc biệt với tham vọng trở thành công ty công nghệ cao trên thế giới. 

Hoạt động tăng trưởng mạnh, lãi sau thuế tăng kỷ lục 

Lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông tăng 222% - MSR ghi nhận khoản lợi nhuận thuần phân bổ trong năm 2018 là 664 tỷ đồng, tăng 222% so với cùng kỳ năm ngoái với biên lợi nhuận thuần đạt 9,7%. 

Tại nguồn cung cấp nguyên liệu chính là mỏ Núi Pháo, các sáng kiến cải tiến chu trình tuyển Vonfram của nhà máy chế biến giúp tăng tỷ lệ thu hồi Vonfram lên thêm 3,7% trong năm 2018. Các giải pháp tối ưu hóa chu trình chế biến hiện nay được kỳ vọng là sẽ tiếp tục đem lại những kết quả tốt hơn trong năm 2019. 

Mặc dù tỷ lệ thu hồi vonfram được cải thiện, nhưng tổng sản lượng Vonfram tại Núi Pháo lại giảm 15%, do hàm lượng đầu vào và tổng lượng cấp liệu giảm trong năm 2018. Nhìn tổng thể, sản lượng Hóa chất Vonfram chỉ giảm 5% so với năm trước do được bù đắp bởi lượng nguyên liệu vonfram thô mua từ bên ngoài. 

Sản lượng các dòng sản phẩm chính khác của Masan Resources đều tăng và đạt mức kỷ lục so với năm trước như Florit tăng 2%, Đồng tăng 10% và Bismut tăng 10%. Hoạt động của chu trình tuyển Florit trong quý IV năm 2018 rất đáng ghi nhận với tỷ lệ thu hồi trong quý tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước, giúp cho tỷ lệ thu hồi cả năm của sản phẩm này tăng 4,0%. Hiện Ban điều hành đang tập trung duy trì tỷ lệ thu hồi này trong suốt năm 2019.

Cũng nhờ đó, doanh thu thuần của MSR đạt 6.865 tỷ đồng trong năm 2018, tăng 27% so với 5.405 tỷ đồng trong năm 2017. Mức giá tốt hơn đối với các dòng sản phẩm chính của MSR trong năm 2018 đã tạo nên mức doanh thu cao hơn hẳn so với cùng kỳ năm trước. 

Việc tập trung để cải thiện giá bán thực tế của Công ty tiếp tục đem lại hiệu quả với giá bán thực theo hàm lượng vonfram qui đổi tương đương trong năm 2018 cao hơn 7,2% so với cùng kỳ năm 2017.

EBITDA năm 2018 của MSR tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3331 tỷ đồng. Do biên chế biến nguyên liệu vonfram thô được thu mua từ bên ngoài thấp hơn nên biên lợi nhuận EBITDA cũng giảm từ 51,5%  trong năm 2017 xuống còn 48,5% trong năm 2018.   

Masan Núi Pháo 'tham vọng' trở thành công ty nguyên liệu công nghệ cao toàn cầu ảnh 1 Đại hội cổ đông MSR  năm 2019 đã diễn ra thành công với 14 đầu mục ý kiến được thông qua với tỷ lệ nhất trí cao 

Từ 2020: Đích đến trở thành công ty công nghệ lớn toàn cầu 

Masan Resources đã trải qua một hành trình dài 8 năm, chuyển dịch từ một dự án khai thác khoáng sản thành nhà cung cấp tài nguyên chiến lược của Việt Nam cho khách hàng sử dụng vật liệu công nghệ cao toàn cầu. Các dòng sản phẩm của Công ty là những thành tố then chốt trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp toàn cầu, tích hợp vào những cải tiến đang diễn ra trong lĩnh vực vật liệu bán dẫn, in 3D, khoa học người máy, ô tô điện, năng lượng tái tạo, y khoa và hàng không vũ trụ. 

Trong khi các mục tiêu chiến lược và phát triển của Công ty vẫn không thay đổi, thì tuyên bố hiện tại về Tầm nhìn của Công ty vẫn chưa thực sự truyền tải hết được tầm nhìn tương lai của Công ty. MSR tin rằng đây là thời điểm phù hợp để lựa chọn một tầm nhìn mới phản ánh đầy đủ khát vọng của Masan Resources. Từ năm 2019 trở đi, tầm nhìn của MSR sẽ là “đưa nguồn Tài nguyên chiến lược của Việt Nam trở thành Vật liệu cho Công nghệ cao toàn cầu”.   

Vẫn biết rằng để thực hiện điều này, MSR không thể tự thực hiện một mình, tuy nhiên với vai trò là nhà sản xuất APT lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc, nhà sản xuất Florit lớn thứ hai thế giới và nhà sản xuất Bismut lớn nhất thế giới, Công ty sở hữu vị thế độc tôn cho những mối quan hệ hợp tác và sát nhập chiến lược. 

MSR có lộ trình rõ ràng để nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế trên thị trường trong những năm tới, thông qua: Mở rộng thị phần APT của Công ty từ 36% lên 50% hoặc lớn hơn bằng cách tăng công suất của Nhà máy Hóa chất Vonfram lên 12.000 tấn vào năm 2021 . Củng cố nguồn cung nguyên liệu vonfram và khả năng tái chế vonfram để đảm bảo việc cung ứng bền vững  Trở thành nhà sản xuất vật liệu công nghiệp toàn cầu trước 2020.

Masan Resources là nhà cung cấp hàng đầu các khoáng sản quan trọng như Vonfram, Florit và Bismuth. Hiện nay, Masan Resources đang quản lý và vận hành nhà máy sản xuất và chế biến quặng đa kim hàng đầu thế giới tại miền Bắc Việt Nam. Tầm nhìn của Masan Resources là nhằm chứng tỏ với thế giới rằng một công ty Việt Nam có thể dẫn dắt sự thay đổi của thị trường vonfram toàn cầu.

Tlheo Hội đồng quản trị MSSR, lợi nhuận chưa phân phối tính đến 31/12/2018 là 3.282.836. 988; công ty chia cổ tức 10% bằng cổ phiếu , và giữ lại một phần lợi nhuận chưa phân phối.  Kết thúc đại hội, quyền Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thiều Nam“Chúng tôi đã tự tin hơn, có thể đưa MSR chuyển mình thành công ty công nghệ trên thế giới; tôi rất mừng vì năm nay ĐHCĐ đã có sự thay đổi lớn, không còn những câu hỏi về đền bù, đa số đã tập trung vào hoạt động công ty”. Ông Nam cũng nhấn mạnh Đại hội đã biểu quyết 14 vấn đề với việc toàn bộ HĐQT thông qua tuyệt đối và vững tin hơn trong định hướng điều hành công ty trong tương lai. 

MỚI - NÓNG